Đơn đề xuất khen thưởng do cá nhân lập ra là căn cứ để Chủ thể có thẩm quyền (ví dụ Ban lãnh đạo công ty) xem xét và có hình thức khen thưởng đối với nhân viên, cá nhân có thành tích, biểu hiện xuất sắc. Vậy đơn đề xuất khen thưởng là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề xuất khen thưởng là gì?
Đơn đề xuất khen thưởng là do cá nhân lập ra gửi cho Chủ thể có thẩm quyền ( ví dụ Ban lãnh đạo công ty) để thực hiện việc đề xuất khen thưởng cho những nhân viên có thành tích, biểu hiện xuất sắc. Trong đơn đề xuất khen thưởng phải nêu được những nội dung về thông tin của những nhân viên, cá nhân có thành tích, biểu hiện xuất sắc, lý do khen thưởng, hình thức khen thưởng,…
Đơn đề xuất khen thưởng là văn bản chứa đựng những nội dung về thông tin của những nhân viên, cá nhân có thành tích, biểu hiện xuất sắc, lý do khen thưởng, hình thức khen thưởng,…Hơn thế nữa, đơn đề xuất khen thưởng còn là căn cứ để Chủ thể có thẩm quyền ( ví dụ Ban lãnh đạo công ty) xem xét và có hình thức khen thưởng đối với nhân viên, cá nhân có thành tích, biểu hiện xuất sắc
2. Mẫu đơn đề xuất khen thưởng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Địa danh, ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ XUÂT KHEN THƯỞNG
– Căn cứ Điều lệ hoạt động của Công ty;
– Căn cứ Quy chế khen thưởng của công ty
Kính gửi: – BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY …
Người đề nghị: Trưởng phòng ….
Căn cứ
Căn cứ Quy chế khen thưởng của công ty ban hành ngày …/…/…;
Dựa trên thành tích/biểu hiện xuất sắc trong công việc của …….
– Đề nghị Ban giám đốc xem xét khen thưởng cho:
1. Anh/chị: …… Chức vụ: . MSNV: …..
2. Anh/chị: ……… Chức vụ: .. MSNV:
3. Anh/chị: …… Chức vụ: .. MSNV: .
4. Anh/chị: …… Chức vụ:….. MSNV: .
– Lý do khen thưởng:
(Ví dụ: Các nhân viên trên …. đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của công ty, có thành tích phù hợp với quy chế khen thưởng của công ty. Kèm theo hồ sơ đề nghị khen thưởng là
– Hình thức khen thưởng đề xuất:
(Ví dụ: Tặng giấy khen cho cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc,…)
– Ý kiến của phòng hành chính – nhân sư:
– Ý kiến của Tổng giám đốc/Giám đốc:
Người đề xuất
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phòng hành chính nhân sự
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tổng giám đốc/Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề xuất khen thưởng:
Phần kính gửi của đơn đề xuất khen thưởng thì người làm đơn cần ghi cụ thể tên của chủ thể có thẩm quyền( ban lãnh đạo của tổ chức) khen thưởng.
Phần nội dung của đơn đề xuất khen thưởng phải nêu được nội dung về thông tin của những nhân viên, cá nhân có thành tích, biểu hiện xuất sắc, lý do khen thưởng, hình thức khen thưởng,.. Ví dụ: Các nhân viên trên …. đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của công ty, có thành tích phù hợp với quy chế khen thưởng của công ty. Kèm theo hồ sơ đề nghị khen thưởng là báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng do đơn vị quản lý trực tiếp lập, ghi rõ hành động, thành tích, công trạng lập được để đề nghị khen thưởng.
Cuối đơn đề xuất khen thưởng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên, cung sự xác nhận của Ban lãnh đạo, và phòng hành chính nhân sự.
4. Một số quy định về thi đua, khen thưởng:
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4.1. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng:
Nguyên tắc thi đua gồm:
– Tự nguyện, tự giác, công khai;
– Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
Nguyên tắc khen thưởng gồm:
– Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;
– Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
– Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
– Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
4.2. Danh hiệu thi đua gồm:
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân;
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể;
3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.
4.3. Các hình thức khen thưởng gồm:
1. Huân chương;
2. Huy chương;
3. Danh hiệu vinh dự nhà nước;
4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”;
5. Kỷ niệm chương, Huy hiệu;
6. Bằng khen;
7. Giấy khen.
4.4. Thẩm quyết quyết định trao tặng bao gồm những chủ thể sau đây:
1. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ban, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” và giấy khen.”
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa.
“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng giấy khen, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Gia đình văn hóa”.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” và giấy khen
4.5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng:
Hồ sơ xét danh hiệu thi đua gồm:
– Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;
– Đề nghị của Hội đồng thi đua;
– Biên bản bình xét thi đua.
Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng gồm:
– Bản thành tích của cá nhân hoặc tập thể được đề nghị khen thưởng;
– Văn bản đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có cá nhân, tập thể được xét khen thưởng;
– Trường hợp đề nghị khen thưởng cho cá nhân, tập thể có phát minh sáng kiến, cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, sáng tác hoặc sáng tạo trong các lĩnh vực khác phải kèm chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
=>Trường hợp đề nghị tặng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành dọc ở trung ương hoặc chính quyền địa phương.
4.6. Thủ tục thực hiện đề nghị khen thưởng:
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo cơ quan trung ương của đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo cơ quan trung ương của đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chính phủ quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”; đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.
– Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác do cấp dưới trực tiếp của người có thẩm quyền quyết định danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đề nghị.
– Cơ quan chức năng về thi đua, khen thưởng tiếp nhận, xem xét hồ sơ và giúp người có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng.