Thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng là giao dịch bảo đảm mà nhiều người sử dụng để huy động vốn khi cần thiết. Trong một số trường hợp cá nhân có quyền sử dụng đất thế chấp cần xin mẫu đơn đề nghị xác nhận ngân hàng đang giữ sổ đỏ. Mẫu đơn này thể hiện như thế nào cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị xác nhận ngân hàng đang giữ sổ đỏ:
1.1. Ngân hàng giữ sổ đỏ khi nào?
Ngân hàng giữ sổ đỏ khi cá nhân, tổ chức thực hiện việc vay thế chấp tại ngân hàng. Thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng là một biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, bên vay dùng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng vay mà không cần giao đất cho bên nhận thế chấp. Tài sản vẫn thuộc sở hữu của người vay mà không cần giao đất cho ngân hàng, ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản chính là Giấy chứng nhận quyền sử đất. Người vay vẫn được quyền sử dụng đất để ở khai thác, cho thuê bình thường, trừ trường hợp không được phép cầm cố cho ngân hàng khác hoặc chuyển nhượng cho người khác.
Theo quy định ngân hàng là một tổ chức tín dụng có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình nhưng phải đáp ứng điều kiện đó là bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của
1.2. Mẫu đơn đề nghị xác nhận ngân hàng đang giữ sổ đỏ:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
Kính gửi: Ngân hàng… – chi nhánh …
Tôi là …., sinh năm….., CMND số …… do Công an….. cấp ngày…, địa chỉ tại…..
Hiện vợ chồng chúng tôi đang thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại ……, theo Giấy chứng nhận quyền …..tại Ngân hàng….. để đảm bảo nghĩa vụ của ông …. theo Hợp đồng thế chấp số …../HĐTC lập ngày ….. tại Văn phòng công chứng…
Tôi làm đơn này, kính mong đề nghị Ngân hàng…… xác nhận cho tôi nội dung như sau:
– Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại….theo Giấy chứng nhận quyền … hiện đang được thế chấp tại Ngân hàng…. để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của ông ….. với dư nợ hiện tại là …
– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất – số …. hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng ….. – chi nhánh …..
Tôi xin cam đoan nội dung trình bày như trên là đúng sự thật, nếu sai chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kính mong Ngân hàng …. tạo điều kiện giúp đỡ.
XÁC NHẬN CỦA NGÂN HÀNG | NGƯỜI LÀM ĐƠN |
2. Điều kiện vay thế chấp ngân hàng:
Mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện, chính sách khác nhau về việc vay thế chấp nhưng có một vài điều kiện phổ biến để thực hiện việc thế chấp đó là:
– Cá nhân vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng là công dân Việt Nam đang ở độ tuổi lao động (20 – 65 tuổi) và có thu nhập ổn định trên 3 triệu/tháng, chứng minh được có khả năng chi trả nợ.
– Có hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú ổn định, dài tại nơi có ngân hàng cho vay.
– Tại thời điểm đi vay thế chấp, cá nhân vay không có nợ xấu tại ngân hàng.
– Có tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản thuộc sở hữu đã được cấp sổ đỏ, sổ hồng nhà đất.
– Có phương án, mục đích sử dụng vốn vay phù hợp, khả thi, tuyệt đối không được sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh bất hợp pháp.
Hồ sơ cần chuẩn bị để vay thế chấp ngân hàng như sau:
– Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu tài sản: Căn cước công dân; Hộ khẩu thường trú, giấy xác nhận đăng ký tạm trú; Sổ đỏ, sổ hồng do người vay đứng tên chủ sở hữu hoặc hợp đồng mua bán.
– Giấy tờ chứng minh thu nhập: Bảng lương hoặc hóa đơn điện nước trong 3 tháng mới nhất; Giấy phép kinh doanh,…
Quy trình vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng được thực hiện như sau:
Bước 1: Tìm hiểu, lựa chọn ngân hàng muốn vay thế chấp và đăng ký vay. Mỗi ngân hàng đều có nhân viên tư vấn về các thông tin về sản phẩm từ điều kiện, thủ tục, lãi suất… Sau khi được tư vấn khách hàng sẽ được hướng dẫn về hồ sơ vay vốn đầy đủ nhất.
Bước 2: Ngân hàng thực hiện thẩm định và phê duyệt hồ sơ.
Bước 3: Thực hiện thẩm định và định giá đất đã được dùng thế chấp cho khoản vay.
Bước 4: Ngân hàng sẽ quyết định khách hàng được vay tối đa bao nhiêu tiền dựa trên giá trị tài sản thế chấp sau khi xác định giá trị của tài sản này. Khách hàng sẽ nhận được kết quả phê duyệt hồ sơ sẽ trong thời gian sớm nhất.
Bước 5: Khách hàng được ngân hàng thông báo đến ngân hàng để ký hợp đồng tín dụng và thực hiện các giao dịch khác như công chứng tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm…
Bước 6: Ngân hàng tiến hành giải ngân khoản vay, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã đăng ký và thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng.
3. Sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng có được quyền bán không?
Theo khoản 8 điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi hay tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý.
Như vậy, cá nhân có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất đang thế chấp và làm thủ tục sang tên nếu được ngân hàng đồng ý. Việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất đang thế chấp có thể xảy ra ở 02 trường hợp sau:
Thứ nhất, ngân hàng đồng ý cho các bên thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang thế chấp để nhằm mục đích thu hồi nợ.
Khi đó, các bên thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khoản tiền thu được sẽ được bên chuyển nhượng chuyển trực tiếp cho ngân hàng, cả gốc lẫn lãi của khoản vay. Sau khi nhận đầy đủ khoản tiền, ngân hàng sẽ trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người sử dụng đất (bên chuyển nhượng) để bên chuyển nhượng giao cho bên nhận chuyển nhượng.
Để đảm bảo quyền lợi của mình thì bên nhận chuyển nhượng nên lập thành văn bản khi đưa tiền hay nói cách khác là ứng tiền trước cho bên chuyển nhượng để họ trả nợ cho ngân hàng. Làm như vậy để phòng tránh rủi ro bởi lẽ lúc này Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đang thế chấp tại ngân hàng, bên chuyển nhượng chưa thực sự nắm giữ sổ đỏ nên không thể chắc chắn hết được nhưng tranh chấp sẽ xảy ra trong trường hợp này. Trong văn bản cần nêu rõ việc bên nhận chuyển nhượng ứng tiền cho bên chuyển nhượng để bên chuyển nhượng trả nợ ngân hàng; khi ngân hàng trả lại sổ đỏ, bên chuyển nhượng có nghĩa vụ bàn giao lại sổ đỏ ngay cho bên nhận chuyển nhượng. Bên cạnh đó cũng cần có điều khoản quy định về việc bồi thường của bên chuyển nhượng trong trường hợp bên chuyển nhượng trốn tránh nghĩa vụ bàn giao giấy chứng nhận, hoặc không chuyển nhượng quyền sử dụng đất nữa.
Thứ hai, bên chuyển nhượng ( bên vay thế chấp) thay thế biện pháp bảo đảm tại ngân hàng hoặc thay thế tài sản khác để bảo đảm cho khoản vay thay cho giấy chứng nhận.
Bản chất của việc thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là để bảo đảm nghĩa vụ vay đối với ngân hàng. Vậy nên, sau khi bên vay thay thế biện pháp bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm, hoặc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng sẽ trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ra thông báo giải chấp để bên vay thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Sau khi được ngân hàng trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các bên có thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định thông thường của pháp luật.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
–