Đối với hàng hóa có nội dung vui chơi, giải trí, một trong những thủ tục để được nhập khẩu là việc thương nhân gửi đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phầm. Đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu chi tiết nhất:
- 4 4. Mục đích xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu:
- 5 5. Thủ tục đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu:
1. Đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu là gì?
– Đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu là mẫu đơn đương soạn thảo bơi thương nhân có hoạt động nhập khảu sản phẩm có nội dung vui chơi giải trí. Nội dung đơn gồm: Thông tin về thương nhân nhập khẩu, danh mục sản phẩm nhập khẩu,…
– Đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí được gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm xin xác nhận thông qua các danh mục sản phẩm để thương nhân tiếp tục tiến hành các thủ tục nhập khẩu tiếp theo.
– Hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu – nhập khẩu.
2. Mẫu đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung
vui chơi giải trí nhập khẩu
Kính gửi: – Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố….
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt):
– Điện thoại: ……Fax ……
– Email: …….
2. Địa chỉ: ……
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh…) số …..
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư này)
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về nhập khẩu sản phẩm có nội dung văn hóa;
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Kế hoạch, Tài chính)/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn nhập khẩu dưới đây:
– Tên hàng hóa: ……
– Số lượng và danh mục hàng hóa xin nhập khẩu: …..
– Mô tả nội dung, đặc điểm, tính năng, chủng loại, cách thức sử dụng/vận hành của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác theo yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư này: ….
– Theo
– Tại cửa khẩu: ……
– Mục đích – địa điểm nhập khẩu/lắp đặt/sử dụng/phân phối: ……
6. Chúng tôi xin cam kết:
– Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về các điều kiện nhập khẩu, lưu hành, phổ biến sản phẩm văn hóa;
– Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên đối với tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu chi tiết nhất:
Phần thông tin của thương nhân
– Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt)
– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh…) số ………….
– Hồ sơ kèm theo
Phần thông tin về hàng hóa nhập khẩu
– Tên hàng hóa: Ghi đầy đủ tên hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu
– Số lượng và danh mục hàng hóa xin nhập khẩu:
– Mô tả nội dung, đặc điểm, tính năng, chủng loại, cách thức sử dụng/vận hành của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác theo yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư này 28/2014
– Theo
– Tại cửa khẩu: Ghi tên cửa khẩu nơi nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa
– Mục đích – địa điểm nhập khẩu/lắp đặt/sử dụng/phân phối:
Người làm đơn viết cam kết
Thương nhân có trách nhiệm khai báo đầy đủ các nội dung văn hoá, vui chơi giải trí chứa trong máy móc, thiết bị hoặc sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không khai báo nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
Ký đóng dấu, ghi rõ họ tên đối với tổ chức
Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân
4. Mục đích xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu:
– Quy định chi tiết trình tự thủ tục xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu đảm bảo các cán bộ, công chức giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
– Việc xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu được áp dụng đối với hoạt động xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu.
– Cán bộ, công chức thuộc phòng Quản lý văn hóa, các phòng ban/cơ quan liên quan thuộc Sở Văn hóa và Thể thao chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát quy trình này.
5. Thủ tục đề nghị xác nhận danh mục sản phầm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu:
Căn cứ pháp lý: Thông tư 28/2014/TT-BTTVHDL
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Mẫu 05 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý có giá trị tương đương khác (nếu có)
– Bản mô tả nội dung, hình ảnh, cách thức vận hành/sử dụng, chủng loại, số lượng, tính năng của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác đến sản phẩm
– Hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm hàng hóa đề nghị nhập khẩu (kèm theo văn bản dịch ra tiếng Việt)nhập khẩu (nếu có)
– Mẫu sản phẩm đề nghị nhập khẩu
Bước 2: Gửi hồ sơ
– Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Thương nhân có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí thẩm định nội dung sản phẩm văn hóa theo quy định của pháp luật hiện hành, nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, chuyển khoản hoặc gửi qua đường bưu điện;
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn TCCD hoàn thiện theo quy định
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận hẹn trả kết quả. Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn thẩm định (tùy theo nhu cầu của công dân, bộ phận một cửa xác nhận hồ sơ và chuyển phòng phòng Quản lý văn hóa)
– Thẩm định hồ sơ: Chuyên viên thụ lý hồ sơ căn cứ các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn…tiến hành thẩm định:
– Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cần giải trình và bổ sung thêm. Cán bộ thụ lý
– Trường hợp, đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo
– Hoàn thiện hồ sơ, lập báo cáo trình lãnh đạo phòng xem xét
– Tiếp nhận kết quả, vào sổ theo dõi
Danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu chỉ được phép thông quan và đưa vào kinh doanh, sử dụng, phân phối sau khi đã được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra hoặc thẩm định, phê duyệt nội dung và dán tem, nhãn kiểm soát, lưu hành đối với hàng hóa đủ điều kiện phổ biến, lưu hành theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 28/2014/TT-BTTVHDL
– Văn bản hợp nhất số 4225/VBHN/BTTVHDL