Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Vậy mẫu đơn đề nghị xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu:
Mẫu đơn đề nghị xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: | ….., ngày … tháng … năm ….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
A. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ:
1. Tên: | |
2. Địa chỉ: | |
3. Điện thoại: | 4. Fax: |
5. Mã số thuế: | |
6. E-mail: |
B. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu/nhập khẩu:
1. Tên: |
2. Địa chỉ: |
3. Điện thoại: |
4. Website: |
5. E-mail: |
C. Cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp:
1. Tên: |
2. Địa chỉ: |
3. Điện thoại: |
4. Website: |
5. E-mail: |
D. Hàng hóa đề nghị xác định trước xuất xứ:
1. Mô tả hàng hóa: | |
2. Mã số HS: | 3. Trị giá FOB: |
4. Hành trình dự định của lô hàng từ nước sản xuất, nước xuất khẩu đến Việt Nam (cảng nước SX → cảng nước XK → cảng nước trung gian → Việt Nam); đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam thì ngược lại | |
5. Hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu? | |
| Có □ Không □ |
6. Hàng hóa đã được xác định trước xuất xứ đăng trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan? | |
| Có □ Không □ |
E. Tài liệu kèm theo:
1. Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa gồm các thông tin như (tên hàng, mã số H.S, xuất xứ, giá CIF). | ||
2. Bản mô tả sơ lược quy trình sản xuất ra hàng hóa. | ||
3. Catalogue Có □ Không □ | 4. Hình ảnh Có □ Không □ | |
5. Giấy chứng nhận phân tích thành phần | Có □ Không □ | |
…. |
|
Trường hợp 1: Đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu chưa được xác định trước xuất xứ
….(tên Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ) cam kết hàng hóa nêu tại mục D là hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, chưa được xác định trước xuất xứ trước thời điểm nộp Đơn và hàng hóa không nằm trong danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 2: Đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có thông tin giống hệt các thông tin của hàng hóa đã được xác định trước xuất xứ
….(tên Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ) cam kết hàng hóa nêu tại mục D là hàng hóa có thông tin giống hệt các thông tin của hàng hóa đã được áp dụng Thông báo số …………… ngày …………… về xác định trước xuất xứ của Tổng cục Hải quan.
… (tên Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ) chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của nội dung Đơn và các chứng từ kèm theo./.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
2. Thời điểm làm đơn đề nghị xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu:
Điều 27
– Đối với hàng hóa xuất khẩu: xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu như sau:
+ Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, những chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá;
+ Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan phải thực hiện cung cấp những chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong khi mà chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu sẽ được thông quan theo quy định của pháp luật.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu: xác định xuất xứ hàng hoá nhập khẩu như sau:
+ Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, những chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế các hàng hoá. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do chính cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc là người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Kết quả của kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
+ Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu sẽ được thông quan theo quy định của pháp luật nhưng không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Số thuế mà chính thức phải nộp căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
Thêm nữa, tại Điều 3 Thông tư số 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định về hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, Điều này quy định trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, khi đó tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì phải nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng thời điểm làm đơn đề nghị xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu chính là thời điểm trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Hồ sơ đề nghị xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu:
Căn cứ Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ đề nghị xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm có:
– Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (đơn đề nghị xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu như đã nêu ở mục trên);
– Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư số 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu ở tại Phụ lục III được ban hành kèm Thông tư số 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo nhằm để sản xuất ra một hàng hóa khác: chuẩn bị 01 bản chụp;
– Quy trình sản xuất hoặc là Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): chuẩn bị 01 bản chụp.
– Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: chuẩn bị 01 bản chụp.
Sau đó, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu đã vừa nêu trên đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn pháp luật quy định. Cuối cùng, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định tại Điều 28 của Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
–
THAM KHẢO THÊM: