Tình trạng xin về Việt Nam thường trú diễn ra rất phổ biến, khi cá nhân muốn xin về Việt Nam thường trú thì cần phải làm đơn gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị về Việt Nam thường trú. Vậy mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú là gì?
Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú là mẫu đơn do cá nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền khi có mong muốn về Việt Nam thường trú. Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú nêu rõ thông tin về người làm đơn như họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nội dung đề nghị, lý do xin về Việt Nam thường trú…
Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú là mẫu đơn được dùng để ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn đề nghị xin về Việt Nam thường trú.
Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam xem xét cho người đề nghị được về Việt Nam thường trú theo đúng quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
VỀ VIỆT NAM THƯỜNG TRÚ
(dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài)
1. Họ và tên trong hộ chiếu/ giấy tờ do nước ngoài cấp: …………(1)
Họ và tên Việt Nam: …(2)
2. Giới tính: Nam/Nữ:..(3)
3. Ngày, tháng, năm sinh: ……… 4. Nơi sinh: (4)
5. Địa chỉ thường trú ở nước ngoài: …………(5)
Số điện thoại: …… Số Fax: ………….. E-mail: ………(6)
6. Quốc tịch nước ngoài (nếu có): ………(7)
7. Hộ chiếu/ giấy tờ do nước ngoài cấp: (8)
Số: ………… ngày cấp: ………
Cơ quan cấp: …. có giá trị đến ngày: ………
8. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam:……….(9)
9. Nghề nghiệp hiện nay: ……………(10)
10. Tóm tắt quá trình sinh sống và làm việc ở nước ngoài; nơi và địa chỉ làm việc:…(11 )
11. Trình độ:
– Học vấn (bằng cấp, học vị): ……(12)
– Chuyên môn kỹ thuật (ngành, bậc): ……(13)
12. Tôn giáo:………….(14)
13. Tổ chức chính trị đã, đang tham gia (mục đích, lý do, thời gian tham gia):…(15)
14. Địa chỉ thường trú ở Việt Nam trước khi ra nước ngoài định cư (nếu có):…(16)
15. Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện nay của cha, mẹ, vợ, chồng, con:…(17)
16. Lý do, mục đích đề nghị về Việt Nam thường trú:…(18)
17. Địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú tại Việt Nam:..(19)
18. Giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú.
19. Trường hợp đề nghị về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.
20. Trường hợp đề nghị về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động tôn giáo thì phải kèm theo các giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam:….
21. Trẻ em dưới 14 tuổi cùng về thường trú (họ tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, quan hệ với bản thân):….(21)
Tôi xin cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật./.
……………., ngày….tháng….năm…
Người làm đơn ký tên
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên của người làm đơn ( tên trong hộ chiếu/ giấy tờ do nước ngoài cấp)
(2): Điền họ và tên Việt Nam
(3): Điền giới tính
(4): Điền ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh
(5): Điền địa chỉ thường trú ở nước ngoài
(6): Điền số điện thoại/ số fax/ email
(7): Điền quốc tịch nước ngoài( nếu có)
(8): Điền thông tin về hộ chiếu/ giấy tờ do nước ngoài cấp
(9): Điền giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
(10): Điền nghề nghiệp hiện nay
(11): Điền quá trình sinh sống và làm việc tại nước ngoài; nơi và địa chỉ làm việc
(12): Điền trình độ học vấn
(13): Điền chuyên môn kỹ thuật
(14): Điền tôn giáo
(15): Điền tên tổ chức chính trị đã, đang tham gia
(16): Điền địa chỉ thường trú ở Việt Nam trước khi ra nước ngoài định cư
(17): Điền họ tên, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện nay của cha, mẹ, vợ, chồng, con
(18): Điền lý do, mục đích đề nghị về Việt Nam thường trú.
(19): Điền địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú tại Việt Nam
(20): Điền giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú
(21): Điền họ tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, quan hệ với bản thân của trẻ em dưới 14 tuổi cùng về thường trú
4. Trình tự thủ tục, hồ sơ xin về Việt Nam thường trú
4.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú;
– Bản sao chứng thực hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);
– Bản sao chứng thực hoặc bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam, quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam;
– 02 ảnh mới chụp chưa quá một năm cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (01 ảnh dán vào đơn đề nghị và 01 tấm để rời), 01 ảnh trẻ em cỡ 4×6 khai chung tờ khai (dán vào tờ khai nếu có);
– Bản sao chứng thực hoặc bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam, theo quy định của Luật Cư trú. Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
+ Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
+
+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
+ Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của UBND phường, xã, thị trấn (UBND cấp xã);
+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
+ Giấy tờ của
+ Giấy tờ của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ trên;
+ Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của UBND cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
– Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có văn bản chứng minh được cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ, có xác nhậnận của UBND cấp xã theo mẫu (TT02) và một trong các giấy tờ sau:
+ Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã) chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp;
+ Giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ trong trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột về ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ.
– Ngoài các giấy tờ trên, nếu công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại các nơi, như thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ đô Hà Nội, cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo phải nộp thêm bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại các nơi đó, cụ thể là:
– Nếu đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương là phải có các tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú;
– Nếu đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo thì phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; văn bản đồng ý của người đứng đầu cơ sở tôn giáo; văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho về Việt Nam hoạt động tôn giáo.
* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
4.2. Trình tự thủ tục như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.
Công dân Việt Nam mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị (gọi chung là hộ chiếu nước ngoài), nếu không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp, nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Việt Nam tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì nhận hồ sơ, in giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả và trao cho người nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ.
– Bước 3: Trả kết quả.
Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận cho cán bộ trả kết quả để đối chiếu, nếu có kết quả thì trao Giấy báo tin cho người đến nhận kết quả.
Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ chủ nhật và các ngày lễ).
Như vậy, khi một người có mong muốn được về Việt Nam thường trú thì họ phải chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ có liên quan cũng như phải gửi đến cơ quan có thẩm quyền để tiếp nhận đơn cũng như xử lý đơn để có những ý kiến cho phép hoặc không cho phép họ được phép thường trú tại Việt Nam, và trình tự, thủ tục cũng phải được tiến hành, thực hiện theo quy định của pháp luật .