Hiện nay, khách hàng sử dụng và làm việc với ngân hàng rất nhiều, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng nước ngoài có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Vậy cần đáp ứng điều kiện pháp luật nào để có thể thành lập văn phòng đại diện
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị thành lập VPĐD của ngân hàng nước ngoài là gì?
Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài là mẫu đơn đề nghị được cá nhân tổ chức lập ra gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị được thành lập văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của văn phòng, thời gian đưa vào hoạt động, địa điểm trụ sở
Mẫu đơn đề nghị thành lập VPĐD của ngân hàng nước ngoài mới nhất để đề nghị được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài
2. Đơn đề nghị thành lập VPĐD của ngân hàng nước ngoài mới nhất:
Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị thành lập VPĐD của ngân hàng nước ngoài
Mẫu đơn đề nghị thành lập VPĐD của ngân hàng nước ngoài mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Thông tư số …./…./TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam;
Nay, tổ chức tín dụng nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng (tên) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng (tên) với nội dung sau đây:
1. Tên của văn phòng đại diện:
– Tên đầy đủ bằng tiếng Việt
– Tên đầy đủ bằng tiếng Anh
2. Địa điểm đặt trụ sở dự kiến của văn phòng đại diện:
3. Nội dung hoạt động:
4. Thời gian hoạt động:
5. Danh sách dự kiến bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện của văn phòng đại diện (nêu rõ họ, tên). Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng (tên)…..xin cam kết:
– Về tính chính xác, trung thực của nội dung trong đơn, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
– Sau khi được cấp Giấy phép, chúng tôi sẽ thực hiện việc đăng ký kinh doanh, đăng ký ngày khai trương và công bố thông tin theo quy định của pháp luật.
– Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước; nếu vi phạm xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
ngày…tháng…năm…
Người đại diện theo pháp luật của ngân hàng nước ngoài
(ký, đóng dấu và ghi đầy đủ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị thành lập VPĐD của ngân hàng nước ngoài:
1. Quốc hiệu và tiêu ngữ
2. Thông tin của người làm đơn đề nghị
– Với tổ chức: Ghi tên tổ chức, với tổ chức phải ghi thông tin của người đại diện (Ví dụ với công ty: Người đại diện thì căn cứ vào điều lệ của Công ty).
– Với cá nhân: Ghi họ và tên của cá nhân người xin thông tin, số chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp và quốc tịch.
3. Tóm tắt nội dung đề nghị
– Ghi rõ nội dung thông tin vụ việc cần cung cấp:
– Tùy thuộc vào mục đích người làm đơn đề nghị mà có thể ghi rõ, cung cấp đầy đủ thông tin các bên có liên quan
Đơn đề nghị thành lập VPĐD đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài với thông tin liên quan:
+ Tên VPĐD : tên tiếng việt + tên tiếng anh
+ Địa điểm trụ sở phải ghi rõ ràng, đầy đủ (Ví dụ: tòa nhà HG, đường HK, phường AB, quận CD, thành phố HD)
4. Yêu cầu đề nghị: Ghi rõ nội dung đề nghị “ đề nghị thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài”
4. Ghi rõ các tài liệu cụ thể kèm theo
4. Một số vấn đề pháp lý liên quan:
Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Bộ Thương mại thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này.
2. Sở Thương mại, Sở Thương mại – Du lịch (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài:
Pháp luật Việt Nam quy định, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện Việt nam khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện:
– Là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài
– Người đại diện văn phòng đại diện không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp, không phải là tổng giám đốc của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
– Pháp luật của nước ngoài cho phép được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
Hồ sơ thành lập gồm những gì?
Một bộ hồ sơ đầy đủ để xin cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cần có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép có chữ ký của người địa diện pháp luật của ngân hàng nước ngoài
– Giấy phép hoạt động của ngân hàng nước ngoài (bản sao hợp lệ)
– Văn bản cho phép ngân hàng nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt nam
– Văn bản cung cấp thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật của ngân hàng do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp
– Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng cho tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép
– Báo cáo tình hình tài chính của năm liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu văn phòng đại diện
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp để làm văn phòng đại diện
Công bố về việc thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Sau khi đã hoàn thành thủ tục, lấy được giấy phép thành lập, doanh nghiệp buộc phải thực hiện việc công bố thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng của ngân hàng nhà nước. Đồng thời công bố trên báo hàng ngày trong vòng 3 số liên tiếp. Hoặc công bố trên báo điện tử Việt Nam ít nhất 30 ngày trước khi bắt đầu hoạt động. Vậy nội dung cần thông báo là gì?
– Tên, địa chỉ của ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện ở Việt Nam
– Số, ngày cấp giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện
– Vốn điều lệ
– Tổng giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người đại diện pháp luật của ngân hàng, người đứng đầu văn phòng đại diện của ngân hàng tại Việt Nam
– Danh sách, tỷ lệ góp vốn
– Thời gian dự kiến bắt đầu hoạt động
Thời hạn cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Thương nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh đến cơ quan cấp Giấy phép quy định tại Điều 3 của Nghị định này.
2. Đối với việc thành lập Văn phòng đại diện, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Thương mại hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.
3. Đối với việc thành lập Chi nhánh, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở.
4. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
5. Các thời hạn nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này không bao gồm thời gian thương nhân nước ngoài sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
6. Ngay sau khi hết thời hạn quy định nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này mà không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 của Nghị định này phải thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép.
Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
– Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
– Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này.
– Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
– Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu đơn đề nghị thành lập VPĐD của ngân hàng nước ngoài và hướng dẫn soạn thảo đơn kèm theo các quy định của pháp luật hiện hành