Các tranh chấp về thừa kế là một trong những nội dung tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết lớn nhất. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà tòa án lại thụ lý và trì trệ việc giải quyết dẫn đến nhiều khó khăn cho người khởi kiện. Do đó, người khởi kiện có quyền viết đơn đề nghị sớm giải quyết tranh chấp thừa kế.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị sớm giải quyết tranh chấp thừa kế là gì?
Đơn đề nghị sớm giải quyết tranh chấp thừa kế là văn bản do cá nhân (người khởi kiện) gửi tới
Đơn đề nghị sớm giải quyết tranh chấp thừa kế thể hiện nguyện vọng của cá nhân, là căn cứ để
2. Mẫu đơn đề nghị sớm giải quyết tranh chấp thừa kế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
….(1)….., ngày …tháng …năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v sớm xử lý tranh chấp thừa kế)
– Căn cứ
– Căn căn Bộ luật Dân sự ngày năm 2015,
Kính gửi:
–
– Chánh án Tóa án nhân dân quận/huyện …………
Tên tôi là…(3)…Sinh năm……
CMND số: ………Cấp tại……Cấp ngày…/…/…
Hộ khẩu thường trú……(4)……
Địa chỉ………(5)……
Ngày …/…/20…, tôi đã làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân quận/huyện…… giải quyết tranh chấp thừa kế giữa tôi và ông/bà………………………….. Tuy nhiên, đến nay tôi chưa nhận được bất kỳ văn bản nào của quý Tòa về giải quyết vụ việc. Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Tòa án nhân dân quận/huyện…… sớm giải quyết tranh chấp thừa kế giữa tôi và ông/bà………, cụ thể là:
Ông/Bà ……..Sinh năm ……
CMND số: ………..Cấp tại ………Cấp ngày…/…/…
Hộ khẩu thường trú …………
Địa chỉ …………
Nội dung sự việc như sau:
……………(6)……………
Từ những căn cứ nêu trên, một lần nữa, kính mong Tòa án nhân dân quận/huyện …………..sớm xử lý tranh chấp thừa kế giữa tôi và ông/bà…………
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn (7)
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị sớm giải quyết tranh chấp thừa kế chi tiết nhất:
(1) Ghi địa điểm làm đơn đề nghị (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B, nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó.
(3) (4) Ghi tên của người khởi kiện, hộ khẩu thường trú theo giấy chứng minh nhân dân
(5) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn đề nghị. Nếu người đề nghị là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H);
(6) Trình bày sự việc cụ thể trước đó được nêu trong đơn khởi kiện.
(7) Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề pháp lý về tranh chấp thừa kế và giải quyết tranh chấp thừa kế:
Tranh chấp về thừa kế tài sản là một số những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo quy định của
Một số tranh chấp về thừa kế về nội dung: tranh chấp về hiệu lực của di chúc do di chúc lập không đúng thủ tục mà pháp luật đã quy định; tranh chấp về hiệu lực của di chúc do người làm chứng di chúc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; về chủ thể:
* Tranh chấp giữa người thừa kế theo luật với người thừa kế theo di chúc: cụ thể, là tranh chấp giữa người được hưởng quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo điều 644:
“- Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.
– Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
và người được thừa kế theo ý chí của người lập di chúc.
* Tranh chấp giữa người khác với người thừa kế theo di chúc: Đây có thể là tranh chấp giữa người quản lý di sản với người được thừa kế theo ý chí của người lập di chúc. Theo đó, người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
* Tranh chấp giữa những người thừa kế theo di chúc với nhau:
– Theo quy định của điều 631, nội dung di chúc phải có các nội dung:
+ Ngày, tháng, năm lập di chúc;
+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
+ Di sản để lại và nơi có di sản.
– Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Tranh chấp giữa những người thừa kế theo di chúc phát sinh có thể do sự phân chia không đồng đều của người lập di chúc.
* Tranh chấp giữa những người thừa kế theo luật với nhau vì việc phân chia di sản không đồng đều: Người thừa kế theo pháp luật bao gồm (điều 651):
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
* Tranh chấp về thừa kế vì những người thừa kế cho rằng có người thừa kế không được quyền hưởng di sản: Điều này xuất phát từ việc xuất hiện con ngoài dã thú, hoặc những cá nhân “từ đâu xuất hiện” và những người được hưởng di sản theo pháp luật không đồng ý với điều đó.
* Tranh chấp thừa kế do xác định không chính xác về di sản thừa kế:
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Theo quy định tại Điều 613
– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Như vậy, việc xác định loại tranh chấp thừa kế giúp Tòa án nhân dân nắm bắt được cơ sơ giải quyết tranh chấp, khiến cho hoạt động giải quyết được diễn ra nhanh hơn. Pháp luật tố tụng dân sự đã quy định về thời hạn giải quyết, do đó, tòa án có nghĩa vụ phải thực hiện trong thời hạn đó, người khởi kiện đề nghị sớm giải quyết có thể được tiếp nhận và xử lý trong trường hợp thực sự hợp lý.