Khi có nhu cầu sát hạch cấp giấy phép lái tàu và thấy mình đủ điều kiện để tham dự sát hạch cấp giấy phép lái tàu, đủ điều kiện dự sát hạch để được cấp giấy phép lái tàu thì có thể lập đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn xin sát hạch cấp giấy phép lái tàu là văn bản được lập ra để xin được sát hạch cấp giấy phép lái tàu, nội dung mẫu đơn nêu rõ nội dung sát hạch, thông tin người làm đơn…
Mục đích của mẫu đơn xin sát hạch cấp giấy phép lái tàu: khi cá nhân thấy mình đủ điều kiện để tham dự sát hạch cấp giấy phép lái tàu, đủ điều kiện dự sát hạch để được cấp giấy phép lái tàu, sẽ lập đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu, xin phép cục đường sắt để được sát hạch cấp giấy phép lái tàu.
2. Mẫu đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Sát hạch, cấp giấy phép lái tàu
Loại…………
Kính gửi: CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
Tên tôi là:.(1)………….
Sinh ngày…………… tháng……….. năm………. tại…………
Quê quán:………
Nơi ở hiện nay:…………. Điện thoại:………
Đơn vị công tác hiện nay:……………
Số Giấy CMND………………….. Cấp ngày………. tháng……….. năm……….. tại……………….
Hiện tại có bị quản chế, cải tạo tại chỗ, đang bị khởi tố, điều tra hoặc đang thi hành án không?
Tóm tắt quá trình công tác (2)
Từ tháng năm đến tháng năm | Công việc đảm nhiệm | Chức vụ | Nơi công tác |
Đối chiếu với điều kiện dự sát hạch để được cấp giấy phép lái tàu, tôi thấy mình đủ điều kiện để tham dự sát hạch cấp giấy phép lái tàu.
Đề nghị Cục đường sắt Việt Nam xem xét, để tôi được tham dự sát hạch cấp giấy phép lái tàu loại:………………………
Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
……., ngày…tháng…năm…
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Ghi rõ thông tin của người đề nghị: họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, quê quán, nơi ở hiện nay, đơn vị công tác;
(2) Tóm tắt quá trình công tác.
4. Những quy định liên quan đến sát hạch cấp giấy phép lái tàu:
4.1. Giấy phép lái tàu:
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định Giấy phép lái tàu như sau:
1. Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng bao gồm các loại sau:
– Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel);
– Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện);
– Giấy phép lái đầu máy hơi nước;
– Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng.
2. Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị bao gồm:
– Giấy phép lái tàu điện (dùng cho cả lái đầu máy điện);
– Giấy phép lái đầu máy diesel;
– Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng;
– Giấy phép lái tàu nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này cấp cho lái tàu là người nước ngoài.
3. Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Sử dụng giấy phép lái tàu
– Nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;
– Nhân viên lái tàu trên đường sắt quốc gia được phép lái phương tiện tương ứng trên đường sắt chuyên dùng. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này
– Nhân viên lái tàu không lái tàu theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh này thì phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 30, Điều 32 Thông tư này.
4.2. Điều kiện sát hạch và cấp giấy phép lái tàu:
Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định Điều kiện cấp giấy phép lái tàu cho Người được cấp giấy phép lái tàu phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đối với lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác
– Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo cấp;
– Phải có thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này; 12 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này;
– Đã qua kỳ sát hạch và được hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu (sau đây gọi là hội đồng sát hạch) đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam
– Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; hoặc bằng hoặc chứng chỉ lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do tổ chức nước ngoài cấp qua quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ của dự án;
– Đủ điều kiện sát hạch và được hội đồng sát hạch đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.
4.3. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu:
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định Cơ quan cấp giấy phép lái tàu:
1. Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng theo quy định tại Thông tư này.
4.3. Thủ tục cấp giấy phép lái tàu cho lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác:
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định thủ tục cấp giấy phép lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác như sau:
1. Hồ sơ đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu
– Bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử văn bản đề nghị tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt (sau đây gọi là doanh nghiệp) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
– Hồ sơ của cá nhân:
+ Bản gốc hoặc bản điện tử đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản gốc hoặc bản điện tử hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch;
+ 03 ảnh màu cỡ 3x4cm ảnh chụp hoặc ảnh điện tử chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Các hình thức nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ về cơ quan cấp giấy phép lái tàu theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa;
– Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia;
– Nộp qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua bộ phận một cửa hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến; 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo các hình thức khác, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có trách nhiệm
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định, cơ quan cấp giấy phép lái tàu thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái tàu
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp giấy phép lái tàu ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái tàu, quyết định thành lập hội đồng sát hạch và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp. Trong đó, quyết định tổ chức kỳ sát hạch phải nêu rõ hình thức sát hạch lý thuyết (thi viết hoặc thi trắc nghiệm), danh sách thí sinh đủ điều kiện dự sát hạch, loại giấy phép lái tàu đăng ký sát hạch, loại phương tiện sát hạch đối với từng thí sinh dự sát hạch;
– Trong thời gian tối đa 03 tháng kể từ ngày có quyết định thành lập, Hội đồng sát hạch phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức kỳ sát hạch theo nội dung, quy trình quy định tại Thông tư này, báo cáo kết quả cho cơ quan cấp giấy phép lái tàu. Trường hợp không hoàn thành kỳ sát hạch trong thời hạn trên, hội đồng sát hạch phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép lái tàu nêu rõ lý do, đề xuất gia hạn thời gian hoặc kết thúc kỳ sát hạch. Thời gian gia hạn là 01 lần và tối đa không quá 01 tháng;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có báo cáo kết quả kỳ sát hạch, cơ quan cấp giấy phép lái tàu cấp giấy phép lái tàu cho những trường hợp đạt yêu cầu. Đối với những trường hợp không được cấp giấy phép lái tàu, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.