Trong hoạt động quản lý và phát triển bảo hiểm nông nghiệp Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật quy định về các mẫu biên bản. Một trong số đó phải kể đến mẫu đơn đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp là gì?
Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm thế giới bảo hiểm nông nghiệp là một sản phẩm bảo hiểm truyền thống và có nhiều vai trò, ý nghĩa quan trọng. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng hàng năm bởi vì thiên tai, dịch bệnh đã cướp đi của người nông dân khối tài sản lớn về nông nghiệp. Chính bởi vì vậy, người nông dân cần một sự bảo đảm cho thành quả và công sức lao động của mình vì lẽ đó mà bảo hiểm nông nghiệp ra đời và được sử dụng rất phổ biến trong thực tiễn. Mẫu đơn đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân.
Đơn đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp được lập ra để các cá nhân, tổ chức đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp. Mẫu nêu rõ thông tin về sản phẩm để Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt, nội dung chính của sản phẩm bảo hiểm đề nghị phê chuẩn, sửa đổi, bổ sung,… Đơn đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.
2. Mẫu đơn đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ CHUẨN
SẢN PHẨM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
Kính gửi: Bộ Tài chính.
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số /2018/NĐ-CP ngày tháng năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp;
Chúng tôi là:
– Tên đầy đủ và tên viết tắt của doanh nghiệp bảo hiểm/chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
Giấy phép thành lập và hoạt động số… do Bộ Tài chính cấp ngày….
Chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận sản phẩm bảo hiểm với những nội dung như sau:
1. Tên sản phẩm bảo hiểm đề nghị phê chuẩn/sửa đổi, bổ sung
STT | Tên sản phẩm | Nghiệp vụ bảo hiểm | Tên thương mại (nếu có) |
.. | … | … | … |
2. Nội dung chính của sản phẩm bảo hiểm đề nghị phê chuẩn/sửa đổi, bổ sung (tóm tắt các nội dung cơ bản)
– Bên mua bảo hiểm
– Người được bảo hiểm
– Thời hạn bảo hiểm, thời hạn đóng phí bảo hiểm
– Quyền lợi bảo hiểm
3. Đối với đề nghị sửa đổi, bổ sung sản phẩm bảo hiểm
– Nội dung đề nghị sửa đổi (liệt kê rõ các nội dung trước và sau sửa đổi);
– Giải trình lý do sửa đổi, bổ sung trong đó kèm theo các giải trình kỹ thuật liên quan.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác và phù hợp với quy định pháp luật, các thông lệ quốc tế về định phí bảo hiểm đối với quy tắc, điều khoản, biểu phí của các sản phẩm bảo hiểm đề nghị phê chuẩn./.
CHUYÊN GIA TÍNH TOÁN/
CHUYÊN GIA TÍNH TOÁN DỰ PHÒNG VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
(Ký và ghi rõ họ tên)
TỔNG GIÁM ĐỐC/
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin nơi tiếp nhận đơn đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp.
+ Căn cứ pháp lý.
+ Thông tin của người bị kiện.
+ Thông tin doanh nghiệp bảo hiểm/chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
+ Đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận sản phẩm bảo hiểm.
+ Nội dung chính của sản phẩm bảo hiểm đề nghị phê chuẩn/sửa đổi, bổ sung.
+ Đề nghị sửa đổi, bổ sung sản phẩm bảo hiểm.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác và phù hợp của các quy định pháp luật.
+ Ký và ghi rõ họ tên của chuyên gia tính toán, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổng giám đốc người đại diện theo pháp luật.
4. Một số quy định về bảo hiểm nông nghiệp:
4.1. Bảo hiểm nông nghiệp là gì?
Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa về bảo hiểm nông nghiệp như sau:
“Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, theo đó bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010 Nhà nước ta đã quy định phân loại bảo hiểm nông nghiệp thuộc loại bảo hiểm phi nhân thọ.
Theo quy định của pháp luật, ta có thể định nghĩa, bảo hiểm nông nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối tượng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với các loại sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cụ thể như: cây trồng, vật nuôi, vật tư, hàng hóa, nguyên liệu nhà xưởng.
4.2. Rủi ro trong nông nghiệp:
Trên thực tế, các loại rủi ro thường gặp trong nông nghiệp bao gồm các nhóm sau đây:
– Thứ nhất: Nhóm rủi ro liên quan đến thời tiết: Đây là những rủi ro liên quan tới các hiện tượng thời tiết không được dự đoán và không thể dự đoán được.
– Thứ hai: Nhóm rủi ro liên quan đến sản xuất nông nghiệp: Đây là những rủi ro liên quan đến các nhân tố như: sâu bệnh, bệnh dịch ở cây trồng và vật nuôi.
– Thứ ba: Nhóm rủi ro mang tính kinh tế: Đây là những rủi ro liên quan đến biến động của giá nông phẩm và các nguyên liệu đầu vào do sự biến động khó đoán của thị trường.
– Thứ tư: Những rủi ro về tài chính và hoạt động thương mại: Đây là những rủi ro này do sự tác động của các lĩnh vực sản xuất khác tới nông nghiệp.
– Thứ năm: Những rủi ro liên quan đến thể chế: Đây là những rủi ro xuất phát từ các chính sách nông nghiệp của nhà nước.
– Thư sáu: Những rủi ro về môi trường: Đây là những rủi ro do tác động tiêu cực của các hoạt động ngoại ứng ảnh hưởng đến môi trường sản xuất nông nghiệp.
4.3. Vai trò của bảo hiểm nông nghiệp:
Ta nhận thấy, bảo hiểm nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng nhằm mục đích hỗ trợ cho người nông dân giảm bớt những thiệt hại mà họ gặp phải khi đối mặt với các rủi ro. Về cơ bản, bảo hiểm nông nghiệp thực hiện những vai trò cơ bản như sau:
– Bảo hiểm nông nghiệp đem lại lợi ích cho xã hội nhằm hỗ trợ làm giảm những rủi ro liên quan đến sản xuất mà thu nhập của người nông dân được đảm bảo ổn định. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp nên mức thu nhập ổn định sẽ giúp ổn định xã hội từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế đặc biệt ở các nước nông nghiệp.
– Bảo hiểm nông nghiệp nhằm đảm bảo ổn định xã hội ở khu vực nông thôn, nhờ có bảo hiểm mà nông dân yên tâm duy trì sản xuất mà không bị đeo bám bởi nỗi lo nợ nần ngày càng tăng.
– Bảo hiểm nông nghiệp cũng mang lại một nguồn vốn nhất định cho người nông dân khi không có các rủi ro xảy ra.
4.4. Các loại hình bảo hiểm nông nghiệp:
Các loại hình bảo hiểm nông nghiệp bao gồm các loại sau đây:
– Thứ nhất: Bảo hiểm đối với rủi ro định danh, theo đó khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho tổn thất thực tế do các rủi ro được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp gây ra là một loại hình nông nghiệp.
– Thứ hai: Bảo hiểm mọi rủi ro, theo đó khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho tổn thất thực tế do mọi rủi ro gây ra, trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp là một loại hình nông nghiệp.
– Thứ ba: Bảo hiểm đối với tổn thất về thu nhập, theo đó khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường chi phí sản xuất nông nghiệp để bù đắp cho tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp là một loại hình nông nghiệp.
– Thứ tư: Bảo hiểm theo chỉ số năng suất, theo đó khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo mức sụt giảm năng suất thực tế của một khu vực địa lý (huyện, xã…) theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp, không phụ thuộc vào tổn thất thực tế của đối tượng bảo hiểm là một loại hình nông nghiệp.
– Thứ năm: Bảo hiểm theo chỉ số thời tiết, theo đó khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo biến động của chỉ số thời tiết (mưa, gió, hạn hán, ngập lụt, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần…) theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp, không phụ thuộc vào tổn thất thực tế của đối tượng bảo hiểm là một loại hình nông nghiệp.
– Thứ sáu: Bảo hiểm theo chỉ số viễn thám, theo đó khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo sự biến động của chỉ số viễn thám theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp, không phụ thuộc vào tổn thất thực tế của đối tượng bảo hiểm là một loại hình nông nghiệp.
– Một số các loại hình bảo hiểm nông nghiệp khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện dựa theo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm nông nghiệp, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và phạm vi địa bàn.