Các cá nhân, tổ chức có thể sở hữu cổ phần thông qua việc mua cổ phần. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn mẫu đơn đề nghị mua cổ phần đối với cá nhân, có giá trị tham khảo đối với các cá nhân có nhu cầu mua cổ phần trong các công ty cổ phần.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị mua cổ phần đối với cá nhân là gì?
Đơn đề nghị mua cổ phần đối với cổ phần đối với cá nhân là văn bản do cá nhân gửi tới hội đồng quản trị công ty cổ phần nhằm đề nghị mua cổ phẩn với mục đích trở thành thành viên của công ty cổ phần.
Đơn đề nghị mua cổ phần đối với cá nhân dùng để làm căn cứ để xem xét về việc giao kết
2. Mẫu đơn đề nghị mua cổ phần đối với cá nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…………., ngày….tháng…..năm….
ĐỀ NGHỊ MUA CỔ PHẦN
Kính gửi: Hội đồng quản trị ……
1. Cá nhân đề nghị mua cổ phần:
– Họ và tên: (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa) …..
– Ngày, tháng, năm sinh: ……..
– Số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số giấy tờ chứng thực cá nhân khác: …..
– Quốc tịch: ………..
– Địa chỉ thường trú: ………
– Số điện thoại: …………..
– Nơi công tác và chức vụ hiện tại: ……………
2. Nội dung đăng ký mua cổ phần: ………..
– Số lượng cổ phần đăng ký mua: ……..
– Xuất xứ nguồn vốn dùng để mua cổ phần:
– Thời gian nộp tiền: ……………
3. Tình hình góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức khác:
– Tên tổ chức tín dụng, doanh nghiệp mà cá nhân đang có vốn góp;
– Số vốn đã góp và tỷ lệ so với tổng vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đó;
4. Quan hệ với Công ty cổ phẩn…
– Số tiền đang vay hoặc giá trị hợp đồng bảo lãnh.
– Mục đích vay, bảo lãnh.
5. Những người có liên quan:
6. Cam kết:
Sau khi nghiên cứu Điều lệ công ty, các quy định nội bộ của công ty và các quy định của pháp luật có liên quan, chúng tôi xin cam kết:
– Mua đủ số cổ phần đã đăng ký;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần;
– Tuân thủ các quy định trong Điều lệ công ty, quy định nội bộ của công ty và các quy định của pháp luật có liên quan.
– Hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hồ sơ gửi kèm (nếu có).
Người mua cổ phần
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị mua cổ phần đối với cá nhân:
– Người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, ví dụ: Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm…..
– Kính gửi: Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bạn muốn mua cổ phần, ví dụ: Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kim Sơn.
– Các thông tin cá nhân của người đề nghị mua cổ phần: họ và tên; ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp nơi cấp theo giấy chứng minh nhân dân; quốc tịch, hộ khẩu thường trú theo sổ hộ khẩu; số điện thoại thường xuyên liên lạc; nơi công tác, chức vụ hiện tại.
– Nội dung đăng ký mua cổ phần: ở nội dung này, cá nhân cần căn cứ vào số tiền cá nhân cân đối với số cổ phần của công ty để đưa ra số cổ phàn hợp lý.
– Tình hình góp vốn, cố phần: ở phần này cần ghi nội dung cụ thể để công ty cổ phần xem xét rằng cá nhân đó có đang sở hữu cổ phần của công ty đối thủ hay không.
– Người mua cổ phần ký và ghi rõ họ và tên ở cuối đơn bên phải.
4. Các vấn đề về mua bán cổ phần:
Cổ phần là các phần bằng nhau của vốn điều lệ tại công ty cổ phần.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.
Các loại cổ phần:
– Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
– Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức;
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
+ Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
– Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
– Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
– Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
– Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
Cổ phần của công ty cổ phần có thể được mua bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần.
Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
– Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
– Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
– Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
– Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
– Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo trình tự, thủ tục sau đây:
+ Quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được
+ Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình bằng phương thức để bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Văn bản đồng ý bán cổ phần phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần đồng ý bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần trong thời hạn nêu trên.