Người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được hưởng chế độ thai sản và phải làm đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội. Vậy mẫu đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản là gì, mục đích của mẫu đơn?
Trợ cấp thai sản là chế độ của bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ khi có thai, sinh đẻ, tránh thai, sẩy thai, mang thai hộ, nhận con nuôi. Trợ cấp thai sản là chế độ đảm bảo về vật chất và lao động nữ được nghỉ việc trong một khoảng thời gian nhất định, hưởng trợ cấp đối với từng trường hợp.
Mẫu đơn đề nghị hưởng
Mục đích của mẫu đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản (đối với người mẹ chết): người trực tiếp nuôi dưỡng con khi người mẹ chết theo quy định sẽ được hưởng chế độ thai sản. Vì vậy cá nhân này làm đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản nhằm mục đích đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét và xét duyệt để được hưởng trợ cấp thai sản.
2. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
HƯỞNG TRỢ CẤP THAI SẢN
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội ……….
Họ tên: .(1)……………., Số CMND…………….do ………cấp ngày ……………….
tháng …. năm……. , là cha/người nuôi dưỡng của (2)……………. , sinh ngày …….. tháng …….. năm ……
Hiện cư trú tại:..(3)…..
Số điện thoại (nếu có): …ĐTDĐ: ………
Mẹ cháu là (4)…, chết ngày … tháng …… năm ……, có thời gian đóng BHXH là …… năm …… tháng, số sổ BHXH (5)……
Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết chế độ thai sản cho tôi theo quy định.
…, ngày …… tháng ……năm ……
Xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú
(ký, đóng dấu)
…, ngày …… tháng ……năm ……
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Thông tin của người viết đơn: bao gồm họ và tên, số chứng minh nhân dân, số điện thoại liên lạc;
(2) Ghi thông tin người được nuôi dưỡng;
(3) Nơi cư trú của người viết đơn;
(4) Thông tin người mẹ đã chết;
(5) Số sổ bảo hiểm xã hội của người chết.
4. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
4.1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 21
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Người lao động động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
+ Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Người lao động sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Chế độ thai sản được quy định chi tiết từng trường hợp người lao động sinh con, nhận con nuôi, mang thai hộ…Việc quy định chế độ thai sản nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động, hỗ trợ vật chất và ngày nghỉ cho người lao động.
4.2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con:
– Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
– Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
– Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của
Như vậy ngoài các quy định về các chế độ ngày nghỉ, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp một lần, trợ cấp một lần sẽ bằng 02 lần mức lương cơ sở của lao động nữ.
5. Quy định hưởng trợ cấp thai sản đối với trường hợp người mẹ chết:
Theo Khoản 2 Điều 10
Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
– Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.
– Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
– Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và điểm d khoản này mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
– Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
– Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d và e khoản này mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Chế độ thai sản đối với bảo hiểm xã hội không chỉ quy định đối với vợ hoặc chồng mà còn được quy định đối với trường hợp người mẹ chết sau khi sinh và cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ sẽ được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp đã đóng đủ tháng bảo hiểm xã hội là mức bình quân lương cơ sở 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu trường hợp chưa đóng đủ số tháng bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Tóm lại, trường hợp người mẹ chết sau khi sinh thì người cha hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp sẽ được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản tùy thuộc vào các trường hợp đóng bảo hiểm xã hội. Người được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này cần làm đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm đề nghị được hưởng trợ cấp thai sản.