Từ lâu đời nay trông lúa và sản xuất lúa là nét đặc trưng của Việt Nam, Nhà nước ta rất khuyến khích phát triển nền nông nghiệp nói chung và nghề trồng và sản xuất lúa nói riêng. Trong trường hợp thiếu vốn và muốn được hưởng hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa thì các cá nhân hay tổ chức cần làm Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa để được xem xét.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa là gì?
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động lao động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại.
Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa là mẫu đơn được người trồng lúa với các thông tin và nội dung gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa là mẫu đơn được lập ra nhằm mục đích đề nghị về việc hỗ trợ kinh phí trong sản xuất lúa. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, nội dung hỗ trợ kinh phí…
2. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
……………, ngày…. tháng….năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa
(Ban hành kèm theo Thông tư số………TT-BTC ngày …….. của Bộ Tài chính)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (thị trấn)……….
Tôi tên là:
Số chứng minh nhân dân:…..cấp ngày…………….do công an……………..cấp.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……
Nơi ở hiện tại:………
Hiện đang sản xuất lúa trên địa bàn xã (thị trấn) ………. với diện tích cụ thể như sau:
Diện tích đất chuyên trồng lúa nước:…………….. ha;
Diện tích đất trồng lúa khác:…………….. ha
Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, tôi làm đơn này đề nghị được hỗ trợ số tiền:……….triệu đồng.
Tôi xin cam kết diện tích lúa tôi đang sản xuất nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
Xác nhận của UBND cấp xã
(xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa, diện tích đất lúa khác của người viết đơn và ký tên, đóng dấu)
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa:
– Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa như trên.
– Nội dung: Trình bày về đề nghị chi tiết
– Xác nhận của UBND cấp xã(xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa, diện tích đất lúa khác của người viết đơn và ký tên, đóng dấu)
– Người làm đơn (ký, ghi rõ họ tên)
4. Một số quy định của pháp luật về đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa:
Căn cứ dựa trên Thông tư Số: 205/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lua theo nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của thủ tướng chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa:
4.1 Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa:
Tại Điều 2. Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa:
1. Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của
a) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;
b) Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ căn cứ vào số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách.
2. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ sản xuất lúa:
Kinh phí hỗ trợ sản xuất lúa đã bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định tại điểm a, b khoản 1 điều này tập trung chi hỗ trợ sản xuất lúa phát triển nông nghiệp, nông thôn, cụ thể như sau:
– Tập trung đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu tiên đầu tư thủy lợi; giao thông nông thôn; kiên cố hòa kênh mương (bao gồm cả hỗ trợ đầu tư thủy lợi, giao thông nội đồng); hạ tầng làng nghề ở nông thôn; hạ tầng nuôi trồng thủy sản và các nội dung đầu tư khác liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
– Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông giúp các hộ và tổ chức tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và áp dụng vào kế hoạch đã được xác định để phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn trên địa bàn xã.
– Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới có hiệu quả và ngành nghề nông thôn, bao gồm: Hỗ trợ giống lúa, phân bón, thuốc phòng trị sâu bệnh, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, vật tư khác.
Chính sách và mức hỗ trợ: Áp dụng Điều 12, Điều 13, Điều 14
Căn cứ thực tế của địa phương và nguồn ngân sách được hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chi đầu tư xây dựng, chi duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, chi hỗ trợ các hoạt động khuyến nông và chi hỗ trợ xây dựng, phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới có hiệu quả cho các cấp chính quyền ở địa phương.
4.2. Chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa:
Tại Điều 3. Chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa:
1. Hàng năm ngân sách nhà nước hỗ trợ người sản xuất lúa từ nguồn kinh phí chi thường xuyên mức:
a) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước;
b) Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Người sản xuất lúa sử dụng kinh phí được hỗ trợ để phát triển sản xuất lúa có hiệu quả (ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất mới; đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;…) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Đối tượng, điều kiện hưởng hỗ trợ: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lúa trên diện tích đất nằm trong quy hoạch đất trồng lúa.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ:
Người sản xuất lúa làm đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 1 đính kèm Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi sản xuất lúa để rà soát, kiểm tra và tổng hợp danh sách và gửi toàn bộ hồ sơ về Phòng chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp huyện (sau đây gọi tắt là Phòng chuyên môn cấp huyện). Phòng chuyên môn cấp huyện chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện thẩm định hồ sơ, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi báo cáo về Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa trên địa bàn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và giao Ủy ban ngân dân cấp huyện ra quyết định về danh sách và mức hỗ trợ cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa.
Căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và công bố công khai danh sách và mức hỗ trợ cho người sản xuất lúa theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư. Phòng chuyên môn cấp huyện có trách nhiệm quản lý, quyết toán kinh phí hỗ trợ người sản xuất lúa và ủy quyền Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức chi trả tiền hỗ trợ cho người sản xuất lúa.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời điểm hỗ trợ, số lần hỗ trợ hàng năm cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
4. Trường hợp người sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật như sau:
a) Đối với diện tích gieo cấy trong phạm vi 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.500.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.750.000 đồng/ha.
b) Đối với diện tích gieo cấy trên 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 3.500.000 đồng/ha.
Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho người sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh áp dụng theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Ngoài ra, người sản xuất lúa còn được hỗ trợ chi phí khai hoang, cải tạo đất trồng lúa quy định tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư này.
Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa theo quy định tại Khoản 5, Điều 11 của Nghị định số 42/2012/NĐ-CP.
Như vây, có thể thấy nhà nước ta đã có các quy định vè chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa và Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa. việc hỗ trợ sản xuất lúa phải được thực hiện theo quy định của pháp luật như trên. Muốn đè nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa thì cần kèm theo mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa với đầy đủ các thông tin và nội dung
Trên đây là bài viết của chúng tôi vè Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất và các mục thông tin pháp lý liên quan về hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa