Khi khám chữa bệnh nghề nghiệp cần nguồn kinh phí lớn mà người la động không có khả năng chi trả thì có thể đề nghị người sử dụng lao động hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp. Như vậy mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp mới nhất:
- 4 4. Một số quy định về hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp:
1. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp là gì?
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp là mẫu văn bản của người lao động gửi tới sở lao động thương binh và xã hội đề nghị được hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp.
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp được lập ra với mục đích giúp người lao động gửi tới cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là Phòng Lao động thương binh và xã hội để đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp và là cơ sở để Phòng Lao động thương binh và xã hội dựa vào đó để xem xét việc hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
2. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
…,, ngày … tháng … năm ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về việc hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp
___________
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội … (1)
I.THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.Họ và tên: …
2.Ngày tháng năm sinh: … Giới tính: …
3.Địa chỉ nơi cư trú: …
4.Điện thoại: …
5.Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân: …
Ngày cấp: …Nơi cấp: …
6.Số sổ bảo hiểm xã hội/Mã số bảo hiểm xã hội: …
7.Bệnh nghề nghiệp được phát hiện: …
8.Nghề nghiệp gây ra bệnh nghề nghiệp được phát hiện: …
9.Tên doanh nghiệp, cơ sở (nơi làm việc gây ra bệnh nghề nghiệp):…….
II.NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ
1. Đề nghị hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định số…./2020/NĐ-CP ngày.. .tháng… năm 2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:
a) Kinh phí đề nghị hỗ trợ(2):
□ Hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp, với số tiền là: … đồng
□ Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp, với số tiền là: … đồng
b) Hình thức nhận kinh phí hỗ trợ(3)
– Hình thức thanh toán chuyển khoản:
+ Số tài khoản: ….
+ Ngân hàng: …
– Hình thức thanh toán tiền mặt:
□ Tại cơ quan BHXH □ Qua tổ chức dịch vụ BHXH
2. Đăng ký nhận
Văn bản □ Thư điện tử □ Tin nhắn □
Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật. Đề nghị Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh … xem xét, hỗ trợ theo quy định.
Tài liệu có gửi kèm theo:
-…
-…
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp mới nhất:
(1) Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội.
(2) Đánh dấu X vào ô trống □ các nội dung đề nghị hỗ trợ và ghi cụ thể số tiền tương ứng với mỗi nội dung đề nghị.
(3) Chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt và ghi cụ thể như sau:
– Nếu chọn hình thức chuyển khoản thì ghi đầy đủ thông tin tài khoản của người lao động đề nghị được hỗ trợ;
– Nếu lựa chọn hình thức trả bằng tiền mặt, thì chỉ được lựa chọn 01 phương thức nhận tiền và đánh dấu X vào ô trống □ tương ứng.
(4) Chỉ được lựa chọn một hình thức và đánh dấu X vào ô trống □
4. Một số quy định về hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp:
4.1. Điều kiện hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp:
Theo Điều 16 và Điều 20 Nghị định 88/2020 Hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động quy định về điều kiện được hỗ trợ như sau:
-Điều kiện được hỗ trợ khám bệnh:
+ Có thời gian đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ;
+ Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám, chữa bệnh nghề nghiệp.
-Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
+ Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp;
+ Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
Như trên thì người lao động muốn được hỗ trợ khám chữa bệnh thì cần đáp ứng đầy đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN đủ từ 12 tháng trở lên, và vẫn tiếp tục tham gia đông bảo hiểm cho đến khi xin kinh phí hỗ trợ, phát hiện bệnh ở cơ sở khám chữa bệnh nghề nghiệp, người lao động đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động đủ 12 tháng…Cho nên việc người lao động muốn được hỗ trợ kinh phí khám chữa bện thì cần tham gia 2 loại bảo hiểm trên đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
4.2. Mức hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
Theo Điều 17 và Điều 21 Nghị định 88/2020 Hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động quy định về mức hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ:
– Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp tại thời điểm NLĐ khám bệnh nghề nghiệp theo quy định sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
(Theo quy định hiện hành, mức hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ không được quá 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám).
– Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho NLĐ:
– Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm NLĐ chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
(Theo quy định hiện hành, mức hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp cho NLĐ không được quá 10 lần mức lương cơ sở/người).
– Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Người lao động sẽ được hỗ trợ 50% chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm NLĐ khám bệnh nghề nghiệp theo quy định sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần đối với việc khám bệnh và không quá 15 triệu đồng/người chữa bệnh. Ngoài ra thì việc hộc trợ khám chữa bệnh không quá 02 lần và 01 năm chỉ được hỗ trợ 01 lần.
4.3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp:
Theo Nghị định 88/2020 Hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động quy định về hồ sơ và trình tự thủ tục được hỗ trợ như sau:
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
– Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này.
– Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
– Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
– Đối với trường hợp đủ điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do.
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động theo quyết định hỗ trợ. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
-Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
-Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định này.
-Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
-Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.
-Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
-Trường hợp đủ điều kiện quy định tại Điều 20 Nghị định này, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do.
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Có thể thấy pháp luật nước ta bảo vệ quyền lợi của người lao động rất chặt chẽ về việc khám chữa bệnh để bảo về sức khỏe của người lao động. Bài viết trên cung cấp tới bạn đọc mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp và quy định về hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh chi tiết nhất.