Đường dân sinh là một dạng của đường giao thông nông thôn, được xây dựng chủ yếu phục vụ đi lại, sinh hoạt và sản xuất của người dân, do vậy không đòi hỏi cao về quy mô và cấp hạng kỹ thuật, để phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân, nhân dân muốn mở đường dân sinh thì cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị giải quyết làm đường dân sinh là gì?
Mẫu đơn đề nghị giải quyết làm đường dân sinh là văn bản được cá nhân, tổ chức để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét việc giải quyết vấn đề làm đường dân sinh mà trước đó chủ thể này đã đề nghị nhưng đến nay chưa được giải quyết.
Mẫu đơn đề nghị giải quyết làm đường dân sinh là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc giải quyết làm đường dân sinh.
2. Mẫu đơn đề nghị giải quyết làm đường dân sinh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT LÀM ĐƯỜNG DÂN SINH
(V/v: Giải quyết làm đường dân sinh tại khu vực……………..)
Kính gửi:
– ỦY BAN NHÂN DÂN………….
– SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền khác)
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ… (quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tư,…)
Tên tôi là: …………
Sinh ngày ………….tháng ………năm……………
Giấy CMND/thẻ CCCD số …………………… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…………….
Địa chỉ thường trú:………
Chỗ ở hiện nay ………………
Điện thoại liên hệ: …………
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:………………
Địa chỉ trụ sở:…………
Giấy CNĐKDN số:……………….. do Sở Kế hoạch và đầu tư………. cấp ngày…/…/…….
Số điện thoại liên hệ:………………… Số Fax:………….
Người đại diện:…………………………….. Chức vụ:…………….
Sinh năm:………………. Số điện thoại:……………………
Giấy CMND/thẻ CCCD số …………………… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…………….
Căn cứ đại diện:……………………………)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:
Tôi là……………. (tư cách của bạn trong việc làm đơn, như, người đã làm đơn xin làm đường dân sinh tại khu vực) đã gửi tới Quý cơ quan vào lúc……… ngày…./……/………. Và đã được…………. tiếp nhận đơn vào……………
Trong đơn, tôi có trình bày những nội dung chính sau:
1./………….
2./…………… (Bạn có thể liệt kê những nội dung của đơn trước đó bạn gửi)
Tuy nhiên, tới nay là ngày…./…./………., Quý cơ quan vẫn chưa trả lời đơn này của tôi. Trước đó, tôi cũng đã……………….. để đề nghị Quý cơ quan giải quyết nhưng không được câu trả lời hợp lý.
Do đó, tôi làm đơn này để phản ánh với Quý cơ quan vấn đề trên và đề nghị Quý cơ quan xem xét, thực hiện việc giải quyết việc làm đường dân sinh mà tôi đã trình bày trong…………. (ví dụ, đơn xin làm đường dân sinh).
Tôi xin cam đoan với Quý cơ quan những gì mà tôi đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu những thông tin này là sai sự thật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn:
– Ghi thông tin của cá nhân đề nghị
– Nếu là công ty đê nghị thì ghi các thông tin của công ty
– Nội dung sự việc (Bạn có thể liệt kê những nội dung của đơn trước đó bạn gửi)
– Gửi lê ủy ban nhân dân
– Kí và ghi rõ họ tên
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Căn cứ vào thông tư số 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn quy định một số điều như sau:
Đối với Yêu cầu đối với công tác quản lý, vận hành khai thác đường GTNT quy định:
– Việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT phải bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình đường bộ, an toàn cho người, tài sản và công trình khác trong phạm vi hành lang an toàn đường GTNT, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
– Đường GTNT khi đưa vào vận hành khai thác phải bảo đảm chất lượng theo quy định.
– Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi sau:
+ Tự ý tháo, lắp hoặc có hành vi phá hoại, làm mất tác dụng các bộ phận, hạng mục của công trình đường GTNT;
+ Lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường GTNT;
+ Sử dụng các bộ phận, hạng mục thuộc công trình đường GTNT, đất của đường GTNT trái quy định;
+ Lắp đặt trái phép đường ống cấp nước, thoát nước, dây tải điện, cáp quang, cáp viễn thông và các công trình khác vào các bộ phận, hạng mục đường GTNT hoặc trong phạm vi hành lang an toàn đường GTNT.
Đối với Trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác đường GTNT quy định:
– Xác định Chủ quản lý sử dụng đường GTNT:
+ Đối với đường GTNT do Nhà nước đầu tư, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT được xác định theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phân công, phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan trực thuộc trong việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT trên địa bàn.
+ Đối với đường GTNT do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư là Chủ quản lý sử dụng đường GTNT. Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng đường GTNT nhưng không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng đường GTNT thì cơ quan được phân công, phân cấp.
+ Trường hợp đường GTNT được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thống nhất lựa chọn Chủ quản lý sử dụng đường GTNT.
– Chủ quản lý sử dụng đường GTNT chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên (nếu có) về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT theo quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
– Chủ quản lý sử dụng đường GTNT có thể ủy quyền, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng với Đơn vị quản lý đường GTNT để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT. Trong trường hợp này, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT vẫn phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT.
– Đơn vị quản lý đường GTNT chịu trách nhiệm theo ủy quyền, văn bản giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với Chủ quản lý sử dụng đường GTNT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT đúng với nội dung được giao và quy định tại Thông tư này
Đối với Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT quy định:
– Quy trình quản lý, vận hành khai thác phải được lập đối với các công trình đặc biệt trên đường GTNT được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp sau đây:
+ Bến phà đường bộ;
+ Đường ngầm;
+ Hầm đường bộ có sử dụng thiết bị thông gió và thiết bị khác phục vụ vận hành khai thác;
+ Các trường hợp khác do Người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư quy định.
– Quy trình quản lý, vận hành khai thác phải được lập đối với các công trình đặc biệt trên đường GTNT đang khai thác, sử dụng sau đây:
+ Các công trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
+ Các trường hợp khác do Chủ quản lý sử dụng đường GTNT quy định.
– Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT có thể được lập riêng hoặc lập cùng với Quy trình bảo trì công trình đặc biệt trên đường GTNT.
Đối với Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT
– Đối với công trình đặc biệt trên đường GTNT được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp:
+ Tư vấn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế ba bước), tư vấn thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình có thiết kế một bước hoặc thiết kế hai bước) có trách nhiệm lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác.
Trường hợp tư vấn thiết kế không lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác, Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn tổ chức khác có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác.
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT.
Trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư thuê tư vấn thẩm tra Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT trước khi phê duyệt. Tư vấn thẩm tra phải chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung Quy trình do mình thẩm tra.
+ Nhà cung cấp thiết bị (nếu có) có trách nhiệm bàn giao Quy trình quản lý, vận hành khai thác thiết bị do mình cung cấp cho Chủ đầu tư.
– Đối với công trình đặc biệt trên đường GTNT đang khai thác, sử dụng:
+ Công trình đặc biệt trên đường GTNT do Nhà nước đầu tư hoặc có sử dụng vốn Nhà nước để quản lý, vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Công trình đặc biệt trên đường GTNT do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác.
+ Việc lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT do Chủ quản lý sử dụng đường GTNT tự thực hiện hoặc thuê tư vấn đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện.
– Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, cá nhân là Chủ đầu tư, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT thì trước khi phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT phải thỏa thuận với Sở Giao thông vận tải
Căn cứ dựa trên các thông tin trên đây có thể thấy việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn hay đường dân sinh đều được nhà nước và pháp luật quy định rõ ràng, việc mở đường cũng cần tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật đã đề ra. Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu đơn đề nghị mở đường dân sinh, hướng dẫn cách làm đơn và thông tin pháp lý liên quan.