Chế độ tử tuất là một chế độ chính của bảo hiểm xã hội, theo đó, khi một cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội mất đi, thì người mai táng, thân thân của họ sẽ nhận được những khoản trợ cấp tử tuất nhất định theo quy định. Để được hưởng chế độ tử tuất, thì các cá nhân phải có văn bản gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị giải quyết chế độ tử tuất theo chế độ là gì?
Trước đây, pháp
Nhưng hiện tại, thì theo quy định tại Điều 22 của Quyết định số 166/BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN thì hồ sơ để hưởng chế độ tử tuất bao gồm Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB mà không có đơn đề nghị giải quyết chế độ tử tuất.
Tờ khai nhân thân là văn bản để kê khai các thông tin của những cá nhân được hưởng chế độ tử tuất.
Như ở trên đã nói, tờ khai nhân thân là văn bản được dùng để kê khai các thông tin của các nhân thân của người đã mất mà được hưởng chế độ tử tuất, gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền.
2. Mẫu tờ khai xin hưởng chế độ tử tuất (tờ khai dành cho thân nhân):
Tờ khai nhân thân được ban hành kèm theo Quyết định số 166/BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI CỦA THÂN NHÂN
I. Họ và tên người khai (1): …….; sinh ngày…. /…../……..; Nam/Nữ………..; Quan hệ với người chết:….
Số CMND/số căn cước công dân/hộ chiếu:…….do …….cấp ngày ……/….. /………;
Nơi cư trú (Ghi chi tiết số nhà, phố, tổ, thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố): …….
Số điện thoại di động liên hệ:..
II. Họ và tên người chết: …… .mã số BHXH:….. ; chết ngày … /… /..
Nơi hưởng lương hưu/trợ cấp BHXH (đối với người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng) hoặc đơn vị công tác (đối với người đang làm việc), nơi đóng BHXH (đối với người đang đóng BHXH tự nguyện, tự đóng tiếp BHXH bắt buộc), nơi cư trú (đối với người bảo lưu thời gian đóng BHXH) trước khi chết: ….
III. Danh sách thân nhân (Kê khai tất cả thân nhân theo thứ tự con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH khi còn sống có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Trường hợp thân nhân đã chết thì ghi “đã chết” vào cột “địa chỉ nơi cư trú” và không phải kê khai cột “ngày tháng năm sinh” và 4 cột ngoài cùng bên phải)
Số TT | Họ và tên | Mối quan hệ với người chết | Ngày, tháng, năm sinh | Địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại | Mã số BHXH/số CMND/ số căn cước công dân/ hộ chiếu | Mức thu nhập hàng tháng | Loại trợ cấp tuất được hưởng | |
Nam | Nữ | |||||||
1 | ||||||||
2 | ||||||||
… |
Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tử tuất chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì khai bổ sung:
Số TT | Họ, tên người hưởng trợ cấp | Họ, tên người đứng tên nhận trợ cấp | Mối quan hệ của người đứng tên nhận trợ cấp với người hưởng trợ cấp | Mã số BHXH/số CMND/ số căn cước công dân/ hộ chiếu | Địa chỉ nơi cư trú | Số điện thoại di động |
1 | ||||||
… |
IV. Người nhận trợ cấp mai táng, các khoản trợ cấp tuất một lần
1. Họ và tên người nhận trợ cấp mai táng
2. Họ và tên người được cử nhận các khoản trợ cấp tuất một lần
v. Cam kết của người khai: Tôi cam kết Tôi là người được các thân nhân thống nhất ủy quyền lập Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đầy đủ, đúng sự thật, nếu sai hoặc có khiếu kiện về sau tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đề nghị cơ quan BHXH xem xét, giải quyết chế độ tử tuất cho gia đình tôi theo quy định./.
. . . , ngày . . . . .tháng . . . .năm . . ..
Chứng thực về chữ ký hoặc điểm chỉ của người khai (6)
. , ngày . . . . .tháng . . . .năm . . ..
Người khai
(ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của các thân nhân về việc cử người đại diện kê khai, nhận trợ cấp một lần; về lựa chọn nhận trợ cấp tuất một lần (7)
Thân nhân Thân nhân Thân nhân Thân nhân
(Ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên) (Ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên) (Ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên) (Ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết tờ khai hưởng chế độ tử tuất:
Ghi họ, tên người khai trong trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tử tuất một lần là người được các thân nhân ủy quyền (đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần là người được ủy quyền trong Mẫu số 16-HSB) nhận trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp khu vực một lần (nếu có) và trợ cấp chết do TNLĐ, BNN (nếu có);
Trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người khai là người đại diện hợp pháp của thân nhân theo quy định của pháp luật dân sự;
Trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì người khai là người được các thân nhân ủy quyền nhận trợ cấp tuất một lần. Nếu chỉ có một thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà lựa chọn hưởng trợ cấp tuất 1 lần thì người khai là chính thân nhân đó; nếu các thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất tháng mà chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà có chung một người đại diện hợp pháp thì người khai là người đại diện hợp pháp và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
Trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tại cột “Mối quan hệ với người chết” trong Danh sách tại điểm 1 Mục III của Tờ khai, ghi: “người thừa kế” và người khai trong trường hợp này là người đại diện cho các thân nhân cùng hàng thừa kế nhận trợ cấp.
Phần số chứng minh nhân thân, ngày cấp, nơi cấp thì ghi theo chứng minh nhân dân/ căn cước công dân.
Nơi cư trú ghi chi tiết số nhà, phố, tổ, thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
Số điện thoại di động ghi số điện thoại đang sử dụng.
Kê khai tất cả thân nhân theo thứ tự con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng; nếu có người đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì kê khai người đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước. Trường hợp thân nhân đã chết thì ghi “đã chết tháng… năm …” vào cột “địa chỉ nơi cư trú” và không phải kê khai cột “ngày tháng năm sinh” và 4 cột ngoài cùng bên phải;
Nếu trường hợp nhận trợ cấp tuất tháng qua tài khoản thẻ ATM thì ghi bổ sung trong ngoặc đơn ngay dưới họ tên: số tài khoản…, ngân hàng mở tài khoản…, chi nhánh mở tài khoản…)
Mối quan hệ với người chết ghi rõ là cha, mẹ, vợ/chồng, con,…
Phần địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại thì ghi chi tiết thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố; ghi số điện thoại di động trong trường hợp nhận trợ cấp
Phần Mã số BHXH/số CMND/ số căn cước công dân/ hộ chiếu: Nếu đã có số định danh thì phải ghi số định danh; trường hợp chưa có số định danh thì ghi số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước, nếu không có thì không bắt buộc phải ghi;
Phần Mức thu nhập hàng tháng, ghi rõ mức thu nhập thực tế hiện có từ nguồn thu nhập như tiền lương hoặc lương hưu hoặc loại trợ cấp hoặc các nguồn thu nhập cụ thể khác;
Đối với nhân thân hưởng trợ cấp chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất, năng lực hành vi dân sự thì khai bổ sung thông tin của người đứng tên nhận trợ cấp
Phần họ tên thì ghi theo chứng minh nhân dân, trường hợp nhận trợ cấp tuất tháng qua tài khoản thẻ ATM thì ghi bổ sung trong ngoặc đơn ngay dưới họ tên: số tài khoản…, ngân hàng mở tài khoản…, chi nhánh mở tài khoản…
Phần mã số BHXH/số CMND/ số căn cước công dân/ hộ chiếu mà trường hợp người đứng tên nhận trợ cấp trùng với thân nhân đã khai ở bảng trên thì không phải khai cột này.
Địa chỉ nơi cư trú thì ghi chi tiết số nhà, phố, tổ, thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố; Nếu người đứng tên nhận trợ cấp trùng với thân nhân đã khai ở bảng trên thì không phải khai cột này.
Phần Chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người khai: Là chứng thực của chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam trong trường hợp chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam trong trường hợp cư trú ở nước ngoài.
Nếu Tờ khai từ 02 tờ rời trở lên thì giữa các tờ phải đóng dấu giáp lai của chính quyền địa phương nơi xác nhận chữ ký của người khai.
Trường hợp thân nhân hưởng trợ cất tuất một lần cử người khai làm đại diện nhận tiền trợ cấp thì ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ.
4. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tử tuất:
Tại Khoản 1.2.4 của Quyết định 166/BHXH năm 2019 quy định về hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tử tuất như sau:
Trường hợp thân nhân của người đang đóng BHXH, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH:
“a1) Sổ BHXH.
a2) Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
a3) Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB.
a4) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK đối với thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ.
a5) Trường hợp chết do TNLĐ, BNN thì có thêm biên bản điều tra TNLĐ hoặc bệnh án điều trị BNN.
a6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
a7) Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04C-HBKV ban hành kèm theo
Đối với thân nhân của người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Hồ sơ như nêu tại các nội dung a2, a3, a4, a6 thuộc a tiết này.