Trong một số trường hợp, cần điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ thì cần làm đơn đề nghị điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ. Vậy, Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ là gì?
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ là mẫu đơn lập ra khi có mong muốn đề nghị điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ nêu rõ thông tin về doanh nghiệp, nội dung đơn đề nghị điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ..
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ là mẫu đơn được dùng để đề nghị điều chỉnh thông tin xác nhận ký quỹ. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét và ra điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận kỹ quỹ.
2. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh thông tin trên giấy xác nhận ký quỹ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
……, ngày…….tháng…….năm ……..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN TRÊN GIẤY XÁC NHẬN KÝ QUỸ
Kính gửi: Ngân hàng………(1)
1. Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):………..(2)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư số: ……………. Do:………(3)
Cấp lần đầu ngày:……/……../………(4)
Lần thay đổi gần nhất ngày:……./……./……(5)
Người đại diện theo pháp luật:……Chức vụ: ………(6)
Địa chỉ trụ sở chính: …..(7)
Điện thoại ……………..Fax………(8)
2. Xác nhận ký quỹ số………..do Ngân hàng …………(9)
Cấp lần đầu ngày:……/……./………(10)
Cấp lần thứ ……..ngày:……/……/……
Đề nghị Ngân hàng ……. điều chỉnh thông tin trên giấy Xác nhận ký quỹ cho Doanh nghiệp, cụ thể như sau:(11)
(1) Nội dung đề nghị điều chỉnh trên giấy Xác nhận ký quỹ: ………………
(2) Lý do đề nghị điều chỉnh: ……….
(3) Văn bản, tài liệu kèm theo: ………..
Doanh nghiệp cam đoan chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác và trung thực những thông tin cần điều chỉnh và văn bản, tài liệu kèm theo.
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền tên doanh nghiệp
(3): Điền giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư
(4): Điền ngày cấp lần đầu
(5): Điền lần thay đổi gần nhất
(6): Điền tên người đại diện, chức vụ của người đại diện
(7): Điền địa chỉ trụ sở chính
(8): Điền số điện thoại
(9): Điền xác nhận ký quỹ số
(10): Điền ngày cấp lần đầu
(11): Điền nội dung đơn
4. Quy định về quản lý tiền ký quỹ:
Nộp tiền ký quỹ và xác nhận tiền ký quỹ của doanh nghiệp (Điều 3 Thông tư 29/1018/TT- NHNN)
– Pháp luật quy định về hợp đồng ký quỹ bao gồm các nội dung chính sau:
+ Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;
+ Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ; số tiền ký quỹ;
+ Mục đích ký quỹ;
+ Lãi suất tiền gửi ký quỹ;
+ Hình thức trả lãi tiền ký quỹ;
+ Sử dụng tiền ký quỹ;
+ Rút tiền ký quỹ;
+ Tất toán tài khoản ký quỹ;
+ Trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
– Sau khi doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục mở tài khoản ký quỹ theo hướng dẫn của ngân hàng nhận ký quỹ và nộp số tiền ký quỹ (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) vào tài khoản ký quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 50
– Sau khi nhận đủ số tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, ngân hàng nhận ký quỹ hạch toán tiền ký quỹ vào tài khoản tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam, cấp giấy Xác nhận ký quỹ cho doanh nghiệp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.
– Khi có thay đổi thông tin về doanh nghiệp trên giấy xác nhận ký quỹ như: Tên, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, người đại diện theo pháp luật, số tiền ký quỹ, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị ngân hàng nhận ký quỹ điều chỉnh thông tin theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các giấy tờ liên quan đến thông tin yêu cầu điều chỉnh. Theo đó, Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin cung cấp cho ngân hàng nhận ký quỹ.
– Nếu trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ và có nhu cầu điều chỉnh số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng ký quỹ hoặc ký kết hợp đồng ký quỹ mới và thực hiện ký quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
– Ngân hàng nhận ký quỹ quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo đúng quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.
Rút tiền ký quỹ ( Điều 6 Thông tư 29/2018/TT- NHNN)
– Pháp luật quy định khi có nhu cầu rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp cần cung cấp
Theo đó, ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 5 Điều 50 và khoản 4 Điều 51 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.
Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ ( Điều 8 Thông tư 29/2018/TT- NHNN)
Pháp luật quy định về trách nhiệm của ngân hàng kỹ quỹ đó là: hướng dẫn doanh nghiệp và thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, trả lãi số dư tiền gửi ký quỹ, quản lý tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan, bên cạnh đó, ngân hàng ký quỹ còn có trách nhiệm cấp giấy Xác nhận ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP và khi doanh nghiệp thay đổi thông tin trên giấy Xác nhận ký quỹ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
– Ngoài ra, ngân hàng nhận kỹ quỹ có trách nhiệm có văn bản xác nhận và thông báo cho Bộ Công thương theo các quy định của pháp luật, và cuối cùng là báo cáo về tình hình ký quỹ của các doanh nghiệp khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền..
Tiền ký quỹ thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập (Điều 15 Nghị định 38/2020/NĐ- CP)
– Tiền ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
– Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề thực hiện việc ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng thương mại.
– Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp ký kết hợp đồng ký quỹ phù hợp với nội dung quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. Ngân hàng nhận ký quỹ xác nhận việc doanh nghiệp ký quỹ tại ngân hàng theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề bằng 10% tiền vé máy bay một lượt hạng phổ thông tại thời điểm doanh nghiệp ký quỹ từ nước mà người lao động đến làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký.
Như vậy có thể thấy được rằng ký quỹ và việc thực hiện ký quỹ được quy định rất rõ và theo đó lãi suất ký quý là mức do các bên tự thoả thuận nhưng không được vượt quá định mức theo quy định của pháp luật, lãi suất tiền ký quỹ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ đảm bảo phù hợp với quy định về lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.