Kểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra. Để được cung cấp thông tin tài kiệu kiểm toán thì cần làm những gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu kiểm toán là gì?
Mẫu đơn đề nghị về việc cung cấp thông tin, tài liệu kiểm toán là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc cung cấp thông tin, tài liệu kiểm toán. Mẫu đơn nêu rõ thông tin, tài liệu đề nghị cung cấp…
2. Mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu kiểm toán mới nhất:
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
——-
Số: …/KTNN-TT
V/v cung cấp thông tin, tài liệu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày… tháng… năm …
Kính gửi: … (1)
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2022;
Căn cứ Nghị định số …../…./NĐ-CP ngày …./…./……. của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Quyết định số……/QĐ-KTNN ngày…. tháng…. năm…. của Tổng Kiểm toán Nhà nước về … (2),
Để phục vụ việc thanh tra, yêu cầu: …(1) cung cấp cho … (3) những thông tin, tài liệu sau đây: … (4)
Đề nghị quý cơ quan cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu nói trên trước ngày … tháng … năm … cho … (3) tại …(5).
Nơi nhận:
-Như trên;
-… (6);
– … (7);
– Lưu: VT,…
TL. TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
CHÁNH THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dân soạn thảo mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu kiểm toán mới nhất:
(1)Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu.
(2)Ghi theo Quyết định thanh tra.
(3)Tên Đoàn thanh tra.
(4)Liệt kê thông tin, tài liệu cần cung cấp
(5)Ghi địa điểm cung cấp.
(6)Người ký Quyết định thanh tra.
(7)Lãnh đạo KTNN phụ trách thanh tra.
Ghi chú: Đoàn Thanh tra khi yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ tài liệu vận dụng theo mẫu này.
4. Một số quy định về kiểm toán nội bộ mới nhất:
Theo nghị đinh 05/2019/NĐ-CP quy đinh về kiểm toán nội bộ như sau:
4.1. Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ:
– Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
– Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
– Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
– Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
+ Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
+ Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ được thực hiện theo các phương pháp sau:
Thứ nhất, Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
Thứ hai, Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo.
Như vậy, có thể thấy quy trình kiểm toán nội bộ được thực hiện với nội dung là quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ Việc ban hành các quy chế kiểm toán nội bộ là do cơ quan có thẩm quyền thực hiện
4.2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm:
– Căn cứ mục tiêu, chính sách, quy mô, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có, bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
– Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Định hướng theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ/bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
+ Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán.
– Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.
– Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo phải được gửi cho:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với công ty niêm yết;
+ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
+ Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
+ Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
– Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán là:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Hội đồng quản trị đối với công ty niêm yết;
+ Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
+ Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Như vậy, kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm phải đáp ứng các yêu cầu về định hướng theo mức độ rủi ro và phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán. Không những vậy mà kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.
4.3. Báo cáo kiểm toán:
Báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được kịp thời lập, hoàn thành và gửi cho:
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
– Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp;
– Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của đơn vị (nếu có).
Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiểm toán. Trong trường hợp bộ phận/đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.
Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của Trưởng đoàn hoặc Trưởng nhóm kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán. Trường hợp đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo kiểm toán ít nhất phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có) của đơn vị cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, báo cáo kiểm toán có thể có chữ ký của những người có liên quan khác của đơn vị cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Từ quy định tại Điều trên thì sau khi cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch kiểm toán thì báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải cần được kịp thời lập và bao gồm các nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ và hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của đơn vị.