Đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong số đó. Vậy, đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quy định như thế nào và có nội dung cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản là gì?
Với lợi thế là một nước ven biển, ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước ta, đây là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Chính vì thế mà Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật thủy sản, ngành Thủy sản tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hướng đến xây dựng tốt các mô hình cộng đồng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ được giao quyền theo luật định. Đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong những mẫu đơn được lập ra nhằm mục đích bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.
Mẫu số 01.BT: Đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản là mẫu đơn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra đề nghị về việc công nhận và giao quyền quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mẫu nêu rõ thông tin quyền quản lý đề nghị được giao, vị trí, ranh giới khu vực địa lý đề nghị được giao, nội dung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng, cam kết sẽ quản lý khu vực được giao của tổ chức cộng đồng,… Mẫu được ban hành theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Mẫu đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
Mẫu số 01.BT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VÀ GIAO QUYỀN QUẢN LÝ CHO TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh….
hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố ……..
Tên tôi là: ……… Giới tính: ……
Ngày tháng năm sinh: ……….. Dân tộc: …….
Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân: ……
Nghề nghiệp: ………
Chỗ ở hiện tại: ………
Số điện thoại liên hệ: ………
Là người đại diện cho [Tên tổ chức cộng đồng]
Từ nhu cầu và sự tự nguyện của các thành viên trong cộng đồng với mục tiêu cùng chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Nhà nước, chúng tôi [Tên tổ chức cộng đồng], được thành lập theo Quyết định số …… ngày… tháng… năm…… (nếu có), nhận thấy [khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý] có nguồn lợi thủy sản cần được quản lý và bảo vệ nhằm duy trì sinh kế bền vững cho người dân có hoạt động thủy sản tại đây.
Do đó, các thành viên [Tên tổ chức cộng đồng] đã thảo luận và thống nhất xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý tại [khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý] để thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, với nội dung chính như sau:
1. Quyền quản lý đề nghị được giao [theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Thủy sản.
2. Vị trí, ranh giới khu vực địa lý đề nghị được giao [nêu rõ tên khu vực và tọa độ khu vực (nếu có)].
3. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.
(Chi tiết tại hồ sơ gửi kèm).
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố ….. xem xét, quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho [Tên tổ chức cộng đồng].
Chúng tôi cam kết sẽ quản lý khu vực được giao theo nội dung được công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định của pháp luật./.
……., ngày … tháng … năm 20….
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 01.BT.
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan nơi tiếp nhận đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Thông tin người làm đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Thông tin tổ chức cộng đồng.
+ Nội dung đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện hợp pháp của người đại diện tổ chức cộng đồng.
3. Một số quy định về đề nghị công nhận và giao quyền quản lý nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng:
Theo quy định của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ, hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng bao gồm các tài liệu sau đây:
– Đơn đề nghị.
– Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý.
– Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.
– Thông tin về tổ chức cộng đồng.
– Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng.
Cũng theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP, việc công nhận và giao quyền quản lý được thực hiện theo trình tự như sau:
– Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày
Thẩm định hồ sơ công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Thủy sản.
– Sự phù hợp của phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng đã được ít nhất 2/3 số thành viên tổ chức cộng đồng biểu quyết thông qua với quy định của pháp luật về thủy sản, pháp luật có liên quan và điều kiện thực tế tại địa phương.
Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm:
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
– Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng.
– Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao.
– Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.
– Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng được quy định như sau:
– Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định của pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Đối với trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thì thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
– Đối với quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 08.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Nguồn lợi thủy sản của nước ta có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống ở các tỉnh ven biển. Tuy nhiên, có một thực tế là, tình trạng vi phạm về khai thác nguồn lợi thủy sản như: Đánh bắt cá con, đánh bắt ở vùng biển ven bờ, thủy vực nội đồng… vẫn diễn ra phổ biến dẫn đến suy giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản. Trong khi đó, việc phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái còn nhiều hạn chế, bất cập… Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hướng tới phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản là cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp; kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác thủy sản… Việc đưa ra các quy định về công nhận và giao quyền quản lý nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng đóng góp những vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.