Khảo nghiệm phân bón là hoạt động bắt buộc trước khi công nhận lưu hành, trừ một số loại phân bón đặc biệt. Sự công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón là biểu hiện của điều này. Tổ chức hoàn toàn có quyền viết đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón khi đáp ứng đủ điều kiện nhất định.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
- 3 3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
- 4 4. Các vấn đề pháp lý về công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
- 4.1 4.1. Yêu cầu về khảo nghiệm phân bón:
- 4.2 4.2. Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
- 4.3 4.3. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
- 4.4 4.4. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
- 4.5 4.5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khảo nghiệm phân bón:
1. Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón là gì?
Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón là văn bản do tổ chức gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón khi tổ chức này đáp ứng các điều kiện luật định.
Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định, cũng là cơ sở để cơ quan này quản lý hoạt động của các tổ chức khảo nghiệm.
2. Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
TÊN TỔ CHỨC
——-
Số: ………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày …… tháng …… năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
Kính gửi: ………(1)
1.Tên tổ chức đề nghị công nhận: …………
2,Địa chỉ: ….
Điện thoại:………..Fax:…………E-mail: ……
3.Họ tên và số điện thoại của người liên hệ: ………
4.Quyết định thành lập (nếu có)/Giấy đăng ký doanh nghiệp/Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn số ………/……….
Cơ quan cấp: …………….. cấp ngày ……………. tại ………
5.Hồ sơ kèm theo:
……………
Đề nghị ……(1) xem xét để công nhận ……..(2) là tổ chức khảo nghiệm phân bón.
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
Cũng gần giống như các mẫu đơn cơ bản khác, đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón được trình bày phải đầy đủ các nội dung bao gồm quốc hiệu tiêu ngữ, tên tổ chức, các thông tin khác liên quan đến tổ chức (địa chỉ, phương thức liên hệ,…) hồ sơ tài liệu kèm theo và người đại diện theo pháp luật của tổ chức phải ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn.
1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
2) Tên tổ chức đề nghị công nhận.
4. Các vấn đề pháp lý về công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
Khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón.
Căn cứ theo Luật Trồng trọt năm 2018 và Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về các nội dung:
4.1. Yêu cầu về khảo nghiệm phân bón:
– Phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành, trừ các loại phân bón:
+ Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
– Phân bón được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
– Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
– Lượng phân bón được sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.
4.2. Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
– Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, không kể người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm, có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổ chức khảo nghiệm phân bón phải có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, trong đó ngoài người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có tối thiểu 05 nhân lực chính thức thực hiện khảo nghiệm (viên chức hoặc
– Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.
4.3. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
– Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón gồm:
+ Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện của tổ chức khảo nghiệm.
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế điều kiện đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp phải có hành động khắc phục theo biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục, nếu tổ chức đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4.4. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón:
– Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón bị thu hồi trong các trường hợp sau:
+ Giả mạo, cấp khống số liệu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón;
+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định đã được cấp;
+ Không có hành động khắc phục khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Trồng trọt.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón khi tổ chức khảo nghiệm phân bón vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này; đăng tải quyết định trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền.
– Tổ chức bị thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.
4.5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khảo nghiệm phân bón:
– Tổ chức khảo nghiệm phân bón có quyền sau đây:
+ Tiến hành khảo nghiệm phân bón trên cơ sở hợp đồng với tổ chức, cá nhân đề nghị;
+ Được thanh toán chi phí khảo nghiệm phân bón trên cơ sở hợp đồng với tổ chức, cá nhân đề nghị.
– Tổ chức khảo nghiệm phân bón có nghĩa vụ sau đây:
+ Đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 40 của Luật này;
+ Thực hiện khảo nghiệm phân bón khách quan, chính xác;
+ Tuân thủ đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và yêu cầu khảo nghiệm;
+ Báo cáo kết quả khảo nghiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm;
+ Lưu giữ nhật ký đồng ruộng, số liệu thô, đề cương khảo nghiệm, báo cáo kết quả khảo nghiệm trong thời gian là 05 năm kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm;
+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khảo nghiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+ Gửi đề cương khảo nghiệm phân bón cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi khảo nghiệm trước khi tiến hành khảo nghiệm;
+ Hằng năm, báo cáo kết quả hoạt động khảo nghiệm phân bón với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.