Cá nhân, đơn vị đang quản lý bảo vật phải lập cần gửi đơn đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và gửi cho cơ quan có thẩm quyền công nhận. Vậy mẫu đơn này có nội dung và hình thức ra sao, những quy định liên quan đến công nhận bảo vật quốc gia như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị công nhận bảo vật quốc gia là gì, mục đích của mẫu đơn?
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Mẫu đơn đề nghị công nhận bảo vật quốc gia là văn bản của đơn vị, cá nhân đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc công nhận bảo vật quốc gia, mẫu đơn với các nội dung về thông tin bảo vật và nội dung đề nghị công nhận bảo vật.
Mục đích của mẫu đơn đề nghị công nhận bảo vật quốc gia: các đơn vị, cá nhân muốn công nhận bảo vật quốc gia sẽ lập mẫu đơn này nhằm đề nghị nội dung công nhận bảo vật lên cơ quan có thẩm quyền về việc xem xét và công nhận bảo vật.
2. Mẫu đơn đề nghị công nhận bảo vật quốc gia:
Mẫu đề nghị công nhận bảo vật quốc gia là mẫu đơn đề nghị được lập ra để đề nghị với cơ quan có thẩm quyền về việc công nhận bảo vật quốc gia. Mẫu đơn đề nghị nêu rõ thông tin hiện vật, số đăng ký, chất liệu, hiện trạng, niên hiệu…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
BẢN THUYẾT MINH VỀ HIỆN VẬT
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
1. Tên hiện vật (tên gọi phổ thông):(1)
2. Tên khác (nếu có):(2)
3. Tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật:(3)
4. Số đăng ký: Do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định: (4)
5. Chất liệu: Chất liệu chính (5)
6. Kích thước (cm): ghi rõ 03 kích thước cơ bản: Đường kính miệng, Đường kính đáy, chiều cao; Đối với hiện vật thể khối dẹt: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. (6)
7. Trọng lượng (gram): (7)
8. Số lượng: Nếu hiện vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.
9. Miêu tả: Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), mầu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt (có ảnh kèm theo).
10. Hiện trạng: Ghi rõ hiện trạng, nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.
11. Niên đại: ghi niên đại tuyệt đối, tương đối.
12. Nguồn gốc, xuất xứ: địa điểm sưu tầm; hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua, khai quật, tặng, cho).
13. Ghi chú:
14. Lý do lựa chọn: Chứng minh các tiêu chí sau:
– Hiện vật gốc độc bản;
– Hiện vật có hình thức độc đáo;
Hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên./.
……, ngày…tháng…năm…
TÊN ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu, ghi rõ chức vụ người ký)
3. Hướng dẫn soạn thảo văn bản:
(1) Ghi rõ tên hiện vật và tên gọi phổ thông của hiện vật muốn công nhận;
(2) Tên khác của bảo vật nếu có;
(3) Ghi rõ tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật;
(4) Ghi số đăng ký bảo vật do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định;
(5) Ghi chất liệu của bảo vật;
(6)Ghi các thông tin chi tiết về kích thước, bao gồm kích thước đường kính miệng, đáy, chiều cao;
(7) Ghi chính xác trọng lượng của bảo vật;
4. Những quy định về trình tự, thủ tục công nhận bảo vật quốc gia:
4.1. Hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia:
– Hiện vật là di vật, cổ vật được lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia là hiện vật đáp ứng các tiêu chí quy định luật định. Trường hợp hiện vật đang có tranh chấp về quyền sở hữu chỉ được lập hồ sơ đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia sau khi đã xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia thì hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia bao gồm:
– Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật;
– Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;
– Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);
– Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;
– Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật.
Theo đó các thành phần hồ sơ nêu trên là các giấy tờ bắt buộc chứng minh các đặc điểm của các hiện vật, các tài liệu liên quan chứng minh giá trị lịch sử của hiện vật. Trường hợp hiện vật không có các bằng chứng chứng minh và không thể kiểm chứng được giá trị hiện vật thì sẽ không đủ điều kiện lập hồ sơ công nhận.
4.2. Gửi hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia:
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia thì việc gửi hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cụ thể như sau:
– Đối với bảo tàng quốc gia là đơn vị đề nghị công nhận bảo vật:
Bảo tàng quốc gia gửi văn bản đề nghị công nhận hiện vật và Hồ sơ hiện vật đầy đủ các giấy tờ nêu trên đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kèm theo ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng khoa học của bảo tàng.
– Đối với bảo tàng chuyên ngành là đơn vị đề nghị công nhận bảo vật:
+ Bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương: Đối với bảo tàng này sẽ gửi văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật đến người đứng đầu Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương là đơn vị chủ quản của bảo tàng kèm theo ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng khoa học của bảo tàng;
+ Bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương: Đối với bảo tàng này sẽ gửi văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng kèm theo ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng khoa học của bảo tàng;
+ Thời hạn trách nhiệm: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau 10 ngày này Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương phải có kết quả và
– Đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích, bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật là đơn vị đề nghị công nhận bảo vật
+ Đối tượng gửi hồ sơ: Bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích;
+ Cơ quan nhận hồ sơ: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở tại;
Như vậy, qua phân tích ở trên ta có thể thấy cá nhân, đơn vị quản lý hiện vật có quyền gửi hồ sơ và tài liệu liên quan đến cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp đơn vị đó để đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định của luật. Cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét và trả lời kết quả cho đơn vị có hồ sơ yêu cầu.