Nhằm tăng cường hỗ trợ cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta ban hành chính sách về trợ cấp xã hội. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp thông tin cho bạn về mẫu đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng là gì?
- 2 2. Khi nào soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng:
- 3 3. Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng mới nhất:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng chi tiết nhất:
- 5 5. Thủ tục chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng:
1. Đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Trợ cấp bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Căn cứ quy định tại
(1) Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
– Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
– Mồ côi cả cha và mẹ;
– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
– Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
– Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
– Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
– Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
(2) Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
(3) Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
(4) Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
(5) Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
– Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
– Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
(6) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân người thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng gửi đến cơ quan BHXH tỉnh/thành phố nơi cư trú nhằm trình bày nguyện vọng chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH trong một số trường hợp luật định.
2. Khi nào soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng:
Đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng được soạn thảo trong những trường hợp sau:
Người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng có yêu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng
Người bắt đầu hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng tại địa bàn khác.
Người chờ hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng có yêu cầu chuyển hồ sơ chờ hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng đến nơi cư trú tại địa bàn khác
3. Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CHUYỂN NƠI NHẬN TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀNG THÁNG
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố …..
Tên tôi là: ….sinh ngày … tháng …… năm …..
Số CMND ….. cấp ngày …… tháng …… năm ….. tại….
……; số điện thoại (nếu có): …
Theo hồ sơ hưởng BHXH, tôi còn có tên …….., sinh ngày ……/……/…..(1)
Hiện đang hưởng chế độ …… tại địa chỉ ……
Số hồ sơ ……
Số thẻ BHYT hiện đang sử dụng (nếu có): ……..
Tôi làm đơn này đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố ………. giải quyết cho tôi được chuyển đến hưởng lương hưu/trợ cấp BHXH hàng tháng tại nơi cư trú mới theo địa chỉ (2):……
Tôi xin đăng ký nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại (3): …..
Tôi đề nghị được nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân của tôi như sau: Chủ tài khoản:……, số tài khoản:………, mở tại Ngân hàng …….., chi nhánh…..(4) ./.
, ngày …… tháng ….. năm …..
Xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú mới (4)
(Ký, đóng dấu)
………, ngày ……. tháng ….. năm ……
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng chi tiết nhất:
Phần thông tin của người làm đơn:
Họ tên: ghi bằng chữ in hoa, có dấu
Mục ngày sinh, chứng minh thư, số điện thoại: Khai báo rõ, chính xác
(1) Trường hợp giữa hồ sơ hưởng BHXH và CMND không thống nhất về họ tên, tên đệm, ngày, tháng, năm sinh thì khai bổ sung nội dung này, nếu thống nhất thì gạch chéo;
(2) Ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố;
(3) Nơi KCB ban đầu do cá nhân lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (Trạm y tế xã, hoặc Bệnh viện đa khoa huyện/tương đương, hoặc các cơ sở KCB khác theo phân cấp của ngành Y tế); nếu thuộc đối tượng người có công với cách mạng thì ghi rõ thuộc đối tượng người có công với cách mạng sau tên cơ sở khám chữa bệnh đã đăng ký.
(4) Trường hợp có yêu cầu nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin vào nội dung này, nếu không thì gạch chéo.
(5) Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú mới xác nhận. Trường hợp có bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú tại nơi cư trú mới đính kèm thì không cần xác nhận của chính quyền địa phương.
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
5. Thủ tục chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng
Người đang chờ hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển hồ sơ chờ hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng cho BHXH tỉnh/huyện nơi đang quản lý hồ sơ chờ
Nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử
Đối với trường hợp giao dịch điện tử người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
Bước 3: Cơ quan BHXH tỉnh/thành phố tiếp nhận và xử lý đơn đề nghị
Trách nhiệm của BHXH tỉnh/huyện
– BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đi:
+ Đối với người bắt đầu hưởng trợ cấp BHXH ở địa bàn khác khi giải quyết xong chế độ thì thực hiện ngay việc chuyển hưởng đến địa bàn khác.
+ Đối với người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng: Tiếp nhận hồ sơ từ người hưởng, lập Thông báo theo mẫu số 23-HSB trả người hưởng;
– BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đến:
+ Khi nhận được Thông báo chuyển hưởng, cập nhật ngay vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký; đồng thời cơ quan BHXH nhắn tin đến người hưởng về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng
Bước 4:
Đối với người bắt đầu hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng tại nơi cư trú do BHXH tỉnh/huyện khác, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH CAND giải quyết: Đến nhận trợ cấp BHXH hàng tháng và thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT)
Người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng đến nhận trợ cấp BHXH hàng tháng, thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT)
Người chờ hưởng trợ cấp hàng tháng: nhận thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng trợ cấp hàng tháng