Đối với việc thăm dò khoáng sản phải thực hiện theo các quy định mà pháp luật đề ra, trong các trường hợp muốn chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì cần làm những gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là gì?
Khoáng sản được hiểu là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trò to lớn trong đời sống con người như sắt, và than đá, kẽm, vàng, dầu khí, nước khoáng thiên nhiên… có Giá trị to lớn của khoáng sản cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, và chế biến khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nước quản lý khoáng sản bằng pháp luật
Khai thác khoáng sản được hiểu là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, hoạt động này bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, và khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật đề ra
Thăm dò khoáng sản là giai đoạn độc lập trong quá trình nghiên cứu tuần tự cấu trúc địa chất của lòng đất. Nó được bắt đầu từ thời điểm làm sáng tỏ các tích tụ khoáng sản trong giới hạn các khu vực cục bộ (mỏ) của vỏ trái đất và được hoàn thành sau khi kết thúc công tác khai thác mỏ
Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là mẫu đơn với các nội dung và thông tin về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật
2. Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______
….., ngày… tháng… năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Uỷ ban nhân dân tỉnh………)
(Tên tổ chức, cá nhân)……..
Trụ sở tại:……….
Điện thoại:…………….. Fax:……….
Đề nghị được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản theo Giấy phép thăm dò số……, ngày…. tháng…. năm…..của …. Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh…) cho phép hoạt động thăm dò (khoáng sản)…….. tại xã……….., huyện………., tỉnh………………..
Thời hạn thăm dò……. tháng (năm),
Tổ chức nhận chuyển nhượng: (Tên tổ chức, cá nhân)……
Trụ sở tại:…………..
Điện thoại:………. Fax:………
Quyết định thành lập doanh nghiệp số…., ngày…. tháng… năm…. hoặc Đăng ký kinh doanh số… ngày… tháng… năm….
Giấy phép đầu tư số…. ngày…. tháng…. năm… của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư)……….(nếu có)
Hợp đồng chuyển nhượng số……….. ngày…. tháng…. năm…… và các văn bản khác liên quan.
Mục đích sử dụng khoáng sản:………
(Tên tổ chức, cá nhân)…………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng
(Ký tên, đóng dấu)
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong Mẫu số 06: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
– Ghi rõ các nội dung tránh tẩy xóa làm sai lệch thông tin
– Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng (Ký tên, đóng dấu)
– Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (Ký tên, đóng dấu)
4. Thủ tục đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
4.1. Trình tự thực hiện đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Chủ dự án nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường (62A Lê Duẩn, Phường 7, TP.Tuy Hòa, Phú Yên).
– Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đúng, đủ, tính hợp lệ của hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đúng, đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị chuyển nhượng, lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và tổ chức thẩm định hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Cấp giấy phép cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Căn cứ kết quả thẩm định, đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. Trường hợp không cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Tài nguyên và Môi trường
Bước 6: Đến ngày hẹn trong giấy biên nhận, đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường để nhận kết quả theo các bước sau:
– Nộp giấy biên nhận;
– Nhận kết quả
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30; Chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ (trừ ngày thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, tết)
4.2. Thành phần, số lượng hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Thành phần hồ sơ:
+ Bản chính: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ quy định tại các điểm b,c,d và e khoản 2, Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật Khoáng sản; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp nước ngoài.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
– Thời gian kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
– Thời gian giải quyết thủ tục: Tối đa là 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
+ Thẩm định hồ sơ: không quá 35 ngày làm việc.
+ Trình hồ sơ, đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản: không quá 02 ngày làm việc.
+ Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng: không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tài nguyên và Môi trường trình.
+ Trả kết quả thủ tục hành chính: không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy phép thăm dò khoáng sản của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân nhân tỉnh Phú Yên.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên.
– Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành và địa phương liên quan.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thăm dò khoáng sản
– Phí, lệ phí:
– Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 ha, mức thu là 2.000.000 đồng/01 giấy phép;
– Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 5.000.000 đồng/01 giấy phép;
– Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 7.500.000 đồng/01 giấy phép.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Mẫu số 06: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (Ban hành kèm theo
– Mẫu số 17, phụ lục số 2: Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (Ban hành kèm theo
– Mẫu số 33: Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012).
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
– Yêu cầu, điều kiện 1: Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật khoáng sản bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
– Yêu cầu, điều kiện 2: Nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò, là các tổ chức:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
+ Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;
+ Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.
– Yêu cầu, điều kiện 3: Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42:
+ Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
+ Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra (nếu có);
+
+ Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu, điều kiện 4: Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
+ Phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản.
+ Đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.
– Yêu cầu, điều kiện 5:
+ Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò.
+ Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
– Yêu cầu, điều kiện 6:
Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng phải thể hiện rõ số lượng, khối lượng các hạng mục công việc, chi phí thăm dò đã thực hiện tính đến thời điểm chuyển nhượng; trách nhiệm giữa các bên khi thực hiện các công việc và nghĩa vụ sau khi chuyển nhượng.
Căn cứ pháp lý
– Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm2010.
– Nghị định số
– Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo, văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.
– Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.