Mỗi cơ sở nuôi trồng thủy sản cần phải có đủ điều kiện về an toàn dịch bệnh động vật thủy sản. Vậy, Mẫu đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản có nội dung, hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là gì?
Mẫu đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là mẫu đơn được các vùng nuôi thủy sản gửi tới Cục Thú y.
Mẫu đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản được dùng để đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh cho động vật thủy sản.
2. Mẫu đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản:
Tên vùng nuôi trồng thủy sản
——-
Số: …….
V/v đăng ký chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày …… tháng ….. năm ……
Kính gửi:… (1)Cục Thú y.
Thực hiện quy định tại Thông tư số ……../2016/TT-BNNPTNT ngày……tháng…….năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Đại diện vùng nuôi trồng thủy sản …..(2) (ghi tên vùng nuôi) kính đề nghị Cục Thú y xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản.
Thông tin liên lạc: …..(3)
Họ và tên: …….(4)
Chức vụ: ………(5)
Địa chỉ: ……..(6)
Điện thoại: …….(7)
Kèm theo là: ……(8)
– ………..;
– …………../.
Nơi nhận:
– Như trên;
– UBND huyện (để b/c);
– Chi cục Thú y (để b/c);
– UBND các xã liên quan (để b/c);
– Lưu: ……..
TM. VÙNG NUÔI
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(2) (ghi tên vùng nuôi)
(3): Điền thông tin liên lạc
(4): Điền họ tên của người làm đơn
(5): Điền chức vụ của người làm đơn
(6): Điền địa chỉ của người làm đơn
(7): Điền số điện thoại của người làm đơn
(8): Điền các tài liệu kèm theo
4. Những quy định của pháp luật về quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
Về yêu cầu cần đáp ứng để vùng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh
– Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 23 của Thông tư này.
– Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.
– Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại các Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.
– Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư này.
Về yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng
– Các cơ sở hoặc hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải đáp ứng các quy định tại Điều 15 của Thông tư này và các quy định sau đây:
+ Việc sử dụng nguồn nước cấp hoặc xả thải nước, chất thải qua kênh cấp thoát nước chung phải được xử lý đảm bảo an toàn dịch bệnh;
+ Trường hợp tất cả các hộ, cơ sở trong vùng mua thủy sản giống của cùng đợt sản xuất tại một cơ sở: Sử dụng chung Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc đại diện các cơ sở trong vùng (sau đây gọi đại Đại diện vùng) đăng ký kiểm tra, xét nghiệm (với trường hợp mua giống tại địa phương);
+ Trường hợp không thuộc quy định tại điểm b khoản này, thủy sản giống nhập vào từng hộ nuôi phải có nguồn gốc từ cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc phải có kết quả xét nghiệm âm tính của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà vùng đang thực hiện giám sát;
+ Thống nhất thực hiện ghi chép nhật ký nuôi theo cùng biểu mẫu đáp ứng quy định hiện hành;
+ Phối hợp với Đại diện vùng xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.
– Định kỳ tổ chức họp giữa các cơ sở, hộ nuôi trong vùng để báo cáo tiến độ thực hiện và kế hoạch triển khai tiếp theo. Mọi điều chỉnh trong Kế hoạch giám sát, Đại diện vùng phải tổng hợp báo cáo Cục Thú y.
Về yêu cầu về tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng
– Đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.
– Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
– Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi ao, nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của các cơ sở thuộc vùng được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản phát hiện có mầm bệnh và nơi nuôi giữ.
Về xây dựng và triển khai Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng
– Các cơ sở thuộc vùng cử Đại diện vùng để triển khai xây dựng và thực hiện chương trình giám sát, thực hiện các thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
– Đại diện vùng chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng và thống nhất thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và Điều 20 của Thông tư này.
– Đối với địa điểm thu mẫu: Ngoài các địa điểm quy định tại khoản 4 Điều 17 của Thông tư này, phải thực hiện thu mẫu tại các khu vực chung, tại kênh cấp, thoát nước của vùng nuôi, những nơi nguy cơ cao trong vùng có khả năng xuất hiện bệnh hoặc mầm bệnh đăng ký chứng nhận.
Về nội dung báo cáo kết quả giám sát trong vùng
– Đối với cơ sở nuôi trong vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh: Thực hiện quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
– Đối với vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh, Đại diện vùng tổng hợp báo cáo của các cơ sở nuôi trong vùng gồm các nội dung sau:
+ Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả hoạt động xuất, nhập động vật thủy sản ra, vào vùng;
+ Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng;
+ Kết quả giám sát bị động;
+ Kết quả giám sát chủ động;
+ Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 24 và hoạt động thú y trong vùng theo quy định tại khoản 4 Điều 22 của Thông tư này.
Về yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở
– Cơ sở sản xuất thủy sản giống phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT với một số nội dung cụ thể như sau:
+ Nước dùng trong sản xuất thủy sản giống phải được xử lý bảo đảm không mang mầm bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản;
+ Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ, ngăn chặn các loài động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, nuôi; đảm bảo không rò rỉ nước từ nơi nuôi, giữ động vật thủy sản ra môi trường bên ngoài và ngược lại;
+ Thủy sản giống nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát; được kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành;
+ Có nội quy, quy trình vệ sinh đối với từng công đoạn sản xuất, quản lý, sử dụng vật tư; quy trình xử lý khi dịch bệnh xảy ra tại cơ sở; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc dụng cụ sản xuất trước và sau khi sử dụng, vệ sinh cá nhân đối với người tham gia sản xuất, mua bán, vận chuyển, tham quan và phương tiện vào cơ sở;
+ Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;
+ Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.
– Cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Người trực tiếp nuôi động vật thủy sản phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát;
+ Đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này.
– Cơ sở sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản làm cảnh phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản làm cảnh: Áp dụng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Đối với cơ sở nuôi động vật thủy sản làm cảnh: Áp dụng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản có trang bị bể kính để nuôi giữ động vật thủy sản phải được thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bể trước và sau khi sử dụng.