Đơn đề nghị cho người nước ngoài theo học tại trường tôn giáo chính là cơ sở để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền (Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương) xem xét và chấp thuận cho người nước ngoài theo học tại trường tôn giáo tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cho người nước ngoài theo học tại trường tôn giáo là gì?
Đơn đề nghị cho người nước ngoài theo học tại trường tôn giáo là mẫu đơn do cơ sở đào tạo tôn giáo lập ra gửi Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền( Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương) để đề nghị cho người nước ngoài được theo học tại trường tôn giáo. Trong đơn đề nghị cho người nước ngoài theo học tại trường tôn giáo phải nêu được thông tin về cơ sở đào tạo tôn giáo, danh sách và thông tin của những người nước ngoài sẽ thực hiện việc theo học tại trường tôn giáo.
Đơn đề nghị cho người nước ngoài theo học tại trường tôn giáo là văn bản ghi nhận những thông tin về cơ sở đào tạo tôn giáo, danh sách và thông tin của những người nước ngoài sẽ thực hiện việc theo học tại trường tôn giáo. Đồng thời, đơn đề nghị cho người nước ngoài theo học tại trường tôn giáo chính là cơ sở để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền( Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương) xem xét và chấp thuận cho người nước ngoài theo học tại trường tôn giáo tại Việt Nam.
2. Mẫu đơn đề nghị cho người nước ngoài theo học tại trường tôn giáo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….(1)…., ngày……. tháng…… năm…..
ĐỀ NGHỊ
Về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam
Kính gửi: ……..(2)…….
Tên cơ sở đào tạo tôn giáo (chữ in hoa): ….
Thuộc tổ chức tôn giáo: …
Đề nghị cho người nước ngoài theo học tại…(3)… với các nội dung sau:
Họ và tên
Quốc tịch
Khóa học
Thời gian theo học
Ghi chú
Văn bản kèm theo gồm: Bản dịch hộ chiếu của người đăng ký học sang tiếng Việt có công chứng.
CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)
Hướng dẫn viết đơn đề nghị cho người nước ngoài theo học tại trường tôn giáo:
(1) Địa danh nơi có cơ sở đào tạo tôn giáo.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
(3) Tên cơ sở đào tạo.
3. Những quy định về tín ngưỡng, tôn giáo:
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
3.1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
– Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
– Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
– Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
– Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
+ Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
3.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người:
– Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
– Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
– Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
– Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
– Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
3.3. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam:
Được quy định tại Điều 8, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
1. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
– Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
– Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
– Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
– Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
– Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
4. Cơ sở tôn giáo:
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
4.1. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo:
1. Trước khi thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
– Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên cơ sở đào tạo, họ và tên người đại diện cơ sở đào tạo, sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo;
– Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở đào tạo;
– Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo gồm các nội dung cơ bản: tên cơ sở đào tạo; địa điểm đặt trụ sở; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; trình độ, loại hình đào tạo; chương trình, nội dung giảng dạy và chuẩn đào tạo của từng trình độ đào tạo; tài chính, tài sản;
– Dự thảo quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
– Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo có văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo.
Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo không thành lập cơ sở đào tạo thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
5. Cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4.2. Hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo:
+ Chậm nhất là 20 ngày trước khi cơ sở đào tạo tôn giáo bắt đầu hoạt động, người đại diện cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm
+ Việc tổ chức đào tạo, tuyển sinh của cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh đã thông báo.
+ Cơ sở đào tạo tôn giáo khi sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Văn bản đăng ký nêu rõ lý do, nội dung thay đổi kèm theo quy chế sửa đổi.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Cơ sở đào tạo tôn giáo được hoạt động theo quy chế sửa đổi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
+ Cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả đào tạo của từng khóa học với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc khóa học. Văn bản thông báo nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo, khóa đào tạo, số học viên tốt nghiệp.
+ Việc theo học của người nước ngoài tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.