Đối với doanh nghiệp phát triển nông nghiệp thì được Nhà nước hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp với các đối tượng là cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản. Vậy để doanh nghiệp được nhận mức hỗ trợ này thì phải ký kết hợp đồng bảo hiểm và cơ quan nhà nước sẽ tiến hành chi trả theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp là gì?
Theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về Bảo hiểm nông nghiệp quy định:
Bên mua bảo hiểm nông nghiệp là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm nông nghiệp có thể đồng thời là người được bảo hiểm nông nghiệp.
Người được bảo hiểm nông nghiệp là tổ chức, cá nhân có đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp.
Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, theo đó bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Mẫu đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp là mẫu đơn do chủ doanh nghiệp gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị giải quyết việc chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp cho doanh nghiệp khi vượt quá thời hạn nhà nước quy định nhưng doanh nghiệp chưa nhận được khoản hỗ trợ. Trong mẫu đơn phải ghi rõ người nộp đơn là người đại diện cho doanh nghiệp kèm theo các thông tin về doanh nghiệp
Mẫu đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp là mẫu đơn được người đại diện cho doanh nghiệp lập ra với mục đích gửi lên cho cơ quan có thẩm quyền để đè nghị cơ quan hoàn thành chi trả chi phí bảo hiểm nông nghiệp cho doanh nghiệp của mình theo đúng thời gian hoặc khi xét thấy bị chậm chi trả bảo hiểm nông nghiệp cho doanh nghiệp. Mẫu đơn được gửi lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan
2. Mẫu đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp:
Nội dung của Đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐỀ NGHỊ CHI TRẢ PHÍ BẢO HIỂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ Nghị định số …/2018/NĐ-CP ngày tháng năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng năm 20… của Thủ tướng Chính phủ về….;
Căn cứ số lượng tham gia bảo hiểm tại địa bàn tỉnh, thành phố…
Chúng tôi là:
– Tên đầy đủ và chính thức của doanh nghiệp bảo hiểm
– Giấy phép thành lập và hoạt động số:……. do Bộ Tài chính cấp ngày…. tháng…. năm….
– Địa chỉ trụ sở chính:
Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố… thực hiện các thủ tục cần thiết để chi trả cho công ty chúng tôi phí bảo hiểm được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số …/2018/NĐ-CP ngày…tháng….năm 2018.
Số tiền đề nghị chi trả: ……. đồng
Công ty cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của Đơn này và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo:
(Liệt kê đầy đủ)
Nơi nhận:
– Như trên;
– Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …
…., ngày…. tháng…. năm…
Đại diện trước pháp luật
Chủ tịch/Tổng Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Nơi gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Thông tin người gửi:
+ Tên đầy đủ và chính thức của doanh nghiệp bảo hiểm
+ Giấy phép thành lập và hoạt động số…
+ Địa chỉ trụ sở chính
– Đề nghị cơ quan chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp cho doanh nghiệp
– Tài liệu, hồ sơ gửi kèm
– Ký xác nhận
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp
– Ngoài các nội dung theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận cụ thể và ghi rõ tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp các nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân và đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp.
+ Cách thức xác định số tiền bảo hiểm.
+ Các trường hợp áp dụng mức miễn thường, giảm trừ số tiền bồi thường (nếu có).
+ Công tác giám định tổn thất; cơ quan, tổ chức giám định tổn thất; chi phí giám định tổn thất.
+ Xác định sự kiện bảo hiểm, căn cứ bồi thường; các trường hợp bồi thường căn cứ vào công bố hoặc xác nhận thiên tai, dịch bệnh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; các trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thỏa thuận cụ thể về các chỉ số có liên quan trực tiếp đến tổn thất của đối tượng bảo hiểm, cơ quan, tổ chức xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm; cách thức xác định số tiền bồi thường.
+ Hình thức bồi thường; hồ sơ bồi thường (trong đó thỏa thuận cụ thể các tài liệu bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm); thời hạn bồi thường.
+ Trách nhiệm của các bên trong công tác kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
+ Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm trong việc thực hiện đầy đủ quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp (nếu có).
– Hợp đồng bảo hiểm giao kết giữa tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp và doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định như sau:
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp và doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm quy định sau: Hợp đồng bảo hiểm có đầy đủ các nội dung đã nêu trên
– Thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm khi tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp quy định tại và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
– Hợp đồng bảo hiểm giao kết độc lập với các hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp khác.
– Tách biệt cụ thể số phí bảo hiểm mà tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ và số phí bảo hiểm mà tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp tự chịu trách nhiệm đóng (không được ngân sách nhà nước hỗ trợ).
– Thỏa thuận cụ thể về thời hạn và phương thức đóng phí bảo hiểm bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật. Trong đó, đối với số phí bảo hiểm mà tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ, việc đóng phí bảo hiểm thực hiện theo quy định và thỏa thuận thời hạn hiệu lực bảo hiểm không quá 01 năm.
Thủ tục chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
Trình tự thực hiện:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng, doanh nghiệp bảo hiểm lập hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ quy định gồm đơn đề nghị và bảng kê hợp đồng bảo hiểm và gửi (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Trong thời hạn 08 ngày (cắt giảm 02/10 ngày, tỷ lệ cắt giảm 20%), kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt đối tượng được hỗ trợ là cây lúa, trâu, bò, tôm sú, tôm thẻ chân trắng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hoàn thành việc thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hỗ trợ. Trường hợp từ chối chi trả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
– Trong thời hạn 08 ngày (cắt giảm 02/10 ngày, tỷ lệ cắt giảm 20%), kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định chi trả, Sở Tài chính căn cứ vào Quyết định chi trả của Ủy ban nhân dân tỉnh để lập lệnh chi tiền cho doanh nghiệp bảo hiểm qua Kho bạc Nhà nước tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện chuyển tiền về tài khoản của doanh nghiệp bảo hiểm mở tại các ngân hàng thương mại.
– Trường hợp chưa hoàn thành việc chi trả cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định trong thời hạn thì Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm và nêu rõ lý do.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP.
– Bảng kê (kèm theo bản sao) hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký kết với tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp bảo hiểm.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Quyết định chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Thông báo từ chối chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.
– Lệnh chi tiền cho doanh nghiệp bảo hiểm qua Kho bạc nhà nước.
– Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện chuyển tiền về tài khoản của doanh nghiệp bảo hiểm mở tại các ngân hàng thương mại.
– Văn bản thông báo của Sở Tài chính về việc chưa hoàn thành việc chi trả cho doanh nghiệp bảo hiểm và nêu rõ lý do.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP.
– Bảng kê (kèm theo bản sao) hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký kết với tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP.
Như vậy, để được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo nhà nước quy định thì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải tiến hành làm hợp đòng bảo hiểm giao kết trước đó. Sau đó lập hồ sơ nhận hưởng bảo hiểm và khi đến thời hạn mà chưa được nhận bảo hiểm thì người được nhận có quyền gửi đơn đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền đề nghị chi trả số tiền trong hợp đồng bảo hiểm đó.