Công chứng viên chỉ được cấp thẻ công chứng viên và hành nghề công chứng khi đủ các điều kiện theo quy định của luật công chứng. Người đã đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành công chứng viên theo luật sẽ phải làm đơn đề nghị cấp thẻ công chứng viên.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp thẻ công chứng viên là gì, mục đích của mẫu đơn:
Đơn đề nghị cấp thẻ công chứng viên là văn bản được soạn thảo bởi người có yêu cầu cấp thẻ công chứng viên gửi cho bộ Tư pháp với nội dung đề nghị Bộ tư pháp cấp thẻ công chứng viên khi họ đã đủ các điều kiện để được cấp thẻ công chứng viên.
Mục đích của mẫu đơn đề nghị cấp thẻ công chứng viên: khi đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn của công chứng viên, người muốn trở thành công chứng viên sẽ viết đơn đề nghị lên Bộ tư pháp với mục đích đề nghị cấp thẻ công chứng viên. Bộ tư pháp nhận đơn và xem xét các điều kiện liên quan, quyết định cấp thẻ công chứng viên cho người viết đơn.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp thẻ công chứng viên:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ CÔNG CHỨNG VIÊN
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Tên tôi là ……. Nam, nữ: ………
Sinh ngày…………/…………./………….. Nơi sinh: ………
Chứng minh nhân dân số:……… Ngày cấp………./………./………..
Nơi cấp: ………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……..
Đã được bổ nhiệm công chứng viên theo Quyết định số: …../QĐ-BTP ngày ………/………./…….. của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Hiện đang hành nghề công chứng tại: ……………….. (ghi rõ tên và địa chỉ tổ chức hành nghề công chứng).
Tôi cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của công chứng viên theo quy định của pháp luật.
Xác nhận của Tổ chức hành nghề công chứng
……., ngày…tháng…năm…
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Người viết đơn cần ghi đúng và đầy đủ thông tin cá nhân của mình: tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, số chứng minh nhân dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Nội dung của đơn nêu rõ được bổ nhiệm công chứng viên theo quyết định, nơi đang hành nghề công chứng, đề nghị cấp thẻ công chứng viên và cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của công chứng viên theo quy định của pháp luật.
4. Tiêu chuẩn công chứng viên:
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Điều 8
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
5. Đào tạo công chứng viên:
Đào tạo nghề công chứng được quy định theo điều 9 Luật công chứng:
1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.”
– Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
– Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.
Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng:
– Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
– Chương trình khung đào tạo nghề công chứng do Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài
– Người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên;
Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
Văn bằng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được công nhận theo quy định của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên. Người có văn bằng không phải làm thủ tục công nhận tương đương theo quy định của Thông tư này.
– Người có văn bằng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có yêu cầu công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng;
Bản dịch đã được công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối thì phải
6. Đăng ký hành nghề và cấp thẻ công chứng viên:
Điều 4
1. Tổ chức hành nghề công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức mình đến Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên;
b)
c) 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm của mỗi công chứng viên được đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp ảnh);
d) Thẻ Hội viên hoặc giấy tờ khác chứng minh công chứng viên đã là Hội viên của Hội công chứng viên (ở những nơi đã thành lập Hội công chứng viên);
đ) Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở;
e) Giấy tờ chứng minh đã chấm dứt hành nghề đối với người đang hành nghề luật sư, đấu giá, thừa phát lại hoặc công việc thường xuyên khác.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách công chứng viên hành nghề tại địa phương (sau đây gọi là Danh sách công chứng viên) và cấp Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối thì phải
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách công chứng viên, Sở Tư pháp phải đăng tải Danh sách này trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách theo dõi chung.
3. Công chứng viên chỉ được ký văn bản công chứng sau khi được Sở Tư pháp cấp Thẻ công chứng viên.
Phôi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp phát hành.
Thu hồi Thẻ công chứng viên
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật công chứng, hoặc trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật công chứng, Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề xóa đăng ký hành nghề, ra quyết định thu hồi Thẻ công chứng viên và gửi quyết định này cho người bị thu hồi Thẻ, tổ chức hành nghề công chứng nơi người đó hành nghề và Bộ Tư pháp, đồng thời đăng tải thông tin về việc thu hồi Thẻ trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
– Thẻ công chứng viên không còn giá trị sử dụng kể từ thời điểm Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Thẻ.
Cấp lại Thẻ công chứng viên
– Công chứng viên đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi mình đăng ký hành nghề.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
Giấy đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên;
01 ảnh chân dung cỡ 2 cm x 3 cm (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp ảnh);
Thẻ công chứng viên đang sử dụng (trong trường hợp Thẻ bị hỏng).
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho công chứng viên; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Thẻ công chứng viên cấp lại được giữ nguyên số Thẻ đã cấp trước đây.