Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, mô hình hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân luôn được xem là nguồn vốn hiệu quả, vừa giải quyết cho vay phục vụ sản xuất tiêu dùng vừa hỗ trợ nhân dân có khả năng tự chủ về vốn. Dưới đây là Mẫu đơn đề nghị thành lập quỹ tín dụng nhân dân theo Thông tư 04/2015/TT-NHNN.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân:
Mẫu đơn đề nghị cấp phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-NHNN quỹ tín dụng nhân dân. Như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Kính gửi: Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh…
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số
Căn cứ Thông tư số …TT-NHNN ngày … của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
Căn cứ Biên bản Hội nghị thành lập quỹ tín dụng nhân dân … ngày … tháng … năm;
Ban trù bị thành lập quỹ tín dụng nhân dân đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân với các nội dung sau đây:
1. Tên quỹ tín dụng nhân dân:
– Tên đầy đủ bằng tiếng Việt;
– Tên viết tắt bằng tiếng Việt;
– Tên giao dịch (nếu có).
2. Địa điểm đặt trụ sở chính, số điện thoại, số Fax:
3. Địa bàn hoạt động:
4. Nội dung, phạm vi hoạt động:
5. Thời hạn hoạt động:
6. Vốn điều lệ:
Chúng tôi xin cam kết:
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung trong đơn, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
– Thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký khai trương và công bố thông tin theo quy định của pháp luật.
– Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ tổ chức và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân./.
TRƯỞNG BAN TRÙ BỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên)
2. Thủ tục cấp giấy phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư
2.1. Chấp thuận nguyên tắc về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân:
Bước 1: Ban trù bị bị sẽ lập thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật người đến Ngân hàng nhà nước chi nhánh cấp tỉnh/thành phố trên địa bàn.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định của pháp luật, Ngân hàng nhà nước chi nhánh cần phải có văn bản gửi về cho Ban trù bị xác nhận đó đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được đủ thành phần hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật, Ngân hàng nhà nước chi nhánh cần phải có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính để lấy ý kiến về vấn đề thành lập Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, danh sách nguồn nhân sự dự kiến bầu/bổ nhiệm làm chủ tịch Quỹ tín dụng nhân dân và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân, Trưởng ban quỹ tín dụng nhân dân và các thành viên khác thuộc Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân. Đồng thời, cần phải có văn bản gửi Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam về danh sách nhân sự dự kiến bầu hoặc bổ nhiệm làm Chủ tịch Quỹ tín dụng nhân dân và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân, Trưởng ban và các thành viên trong Ban kiểm soát, giám đốc của Quỹ tín dụng nhân dân (nếu nhận thấy cần thiết).
Bước 4: Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở cần phải có văn bản trả lời ý kiến về các nội dung được đề nghị. Nếu vượt quá thời gian nêu trên, không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của các đơn vị có liên quan, Ngân hàng nhà nước chi nhánh xác định đơn vị được lấy ý kiến không có ý kiến phản đối.
Bước 5: Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam, hoặc được tính bắt đầu kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến tuy nhiên không nhận được văn bản trả lời, Ngân hàng nhà nước cần phải có văn bản gửi về cho Ban trù bị chấp thuận phương án thành lập quỹ tín dụng nhân dân, chấp nhận danh sách nhân sự dự kiến làm chủ tịch Quỹ tín dụng nhân dân, các thành viên trong Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân, Trưởng ban hoặc các thành viên trong Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân. Trong trường hợp không chấp nhận thì Ngân hàng nhà nước chi nhánh cần phải có văn bản gửi về cho Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 6: Trong khoảng thời gian 90 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản chấp nhận của Ngân hàng nhà nước chi nhánh, Ban trù bị cần phải tổ chức Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định của pháp luật gửi về Ngân hàng nhà nước. Nếu vượt quá thời gian nêu trên, Ngân hàng nhà nước sẽ không tiếp nhận hồ sơ và văn bản chấp thuận sẽ không còn giá trị.
2.2. Cấp giấy phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân:
Bước 1: Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận thành phần hồ sơ có liên quan, Ngân hàng nhà nước chi nhánh cần phải xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ, yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 60 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đủ thành phần hồ sơ, Ngân hàng nhà nước chi nhánh cần phải cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tính dụng nhân dân, trong trường hợp không đồng ý cấp giấy phép thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
2.3. Cách thức thực hiện thủ tục cấp giấy phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân:
Bao gồm các cách thức sau:
-
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Ngân hàng nhà nước chi nhánh, cấp tỉnh/thành phố;
-
Gửi qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần hồ sơ cấp phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư
-
Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân đã được Đại hội thông qua, có đầy đủ chữ ký của chủ tịch Hội đồng quản trị;
-
Biên bản họp đại hội thành lập Quỹ tín dụng nhân dân;
-
Nghị quyết của Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân, thông qua Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân, bầu Chủ tịch của quỹ tín dụng nhân dân và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng ban hoặc các thành viên khác trong Ban kiểm soát theo Danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng nhà nước chi nhánh chấp nhận, nghị quyết của Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân (được các thành viên trong Đại hội biểu quyết theo nguyên tắc đa số);
-
Quyết định của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân về vấn đề bổ nhiệm Giám đốc quỹ (dựa trên danh sách nhân sự đã được Ngân hàng nhà nước chi nhánh chấp nhận);
-
Văn bản chứng minh quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm làm trụ sở chính Quỹ tín dụng nhân dân.
THAM KHẢO THÊM: