Luật xây dựng đã quy định, mỗi một công trình xây dựng lên đều phải có giấy phép hoạt động công trình nhằm chứng minh cơ sở có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động đó. Giấy phép hoạt động công trình phải do cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động và thực hiện trong thời gian quy định được ghi trong giấy phép.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng mới nhất là gì?
- 2 2. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng:
- 3 3. Hướng dẫn soạn đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn:
- 4 4. Quy trình, thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng mới nhất là gì?
Giấy phép hoạt động là một loại giấy tờ pháp lý chứng minh một cơ sở có đủ điều kiện đáp ứng hoạt động. Khi doanh nghiệp bị mất, hoặc giấy phép hết hạn có thể xin cấp lại hoặc gia hạn
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn là mẫu đơn ghi thông tin cá nhân, tổ chức gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nội dung xin cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn là mẫu đơn mà cá nhân, tổ chức gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp phép hoạt động công trình để xin cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn
2. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng:
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
…. ngày …….tháng …. năm ……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN CHUYÊN DÙNG
Kính gửi: ……………
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép: Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Tên công trình:
3. Giấy phép số ……. ngày…… tháng …. năm …….
Căn cứ Thông tư số ngày tháng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh…) cấp lại Giấy phép hoạt động cho công trình (tên công trình)
Nêu cụ thể lý do đề nghị cấp lại giấy phép
(Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về sự chính xác của các thông tin nêu trên./.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn:
– Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn
– Thông tin cá nhân, tổ chức đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động công trình
– Tên công trình
– Giấy phép công trình số:…
4. Quy trình, thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn:
– Trình tự thực hiện 1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ hợp lệ. Nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường). Địa chỉ số 07, đường Trần Phú, Phường Quang Trung, TP. Phủ Lý hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, các tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký trên chuyên trang Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến: http://motcua.hanam.gov.vn/. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do tổ chức, cá nhân nộp. Phòng TNN-KTTV&BĐKH của Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định theo đúng thời hạn quy định.
Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển hồ sơ thẩm định đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để chuyển hồ sơ về các phòng Chuyên môn của Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra trình UBND tỉnh ra Quyết định.
Bước 5: Nhận và trả kết quả:
– Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh trả kết quả hồ sơ giải quyết đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
– Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích). Khi nhận kết quả, tổ chức cá nhân phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến, tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến và nộp kèm 01 bộ hồ sơ đầy đủ đã được công chứng để Phòng TNN-KTTV&BĐKH lưu theo dõi và quản lý hồ sơ cấp phép.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
Đối với tổ chức:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016);
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh của tổ chức;
-Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ và
– Bản khai cơ sở vật chất, kỹ thuật; nguồn số liệu; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo;
– Bản khai kinh nghiệm công tác của nhân viên tham gia dự báo, cảnh báo, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý nhân sự nơi đã từng làm việc.
Đối với cá nhân:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016);
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành phù hợp với nội dung xin cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo;
– Bản khai cơ sở vật chất, kỹ thuật; nguồn số liệu; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo;
– Bản khai kinh nghiệm công tác, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý nhân sự nơi đã từng làm việc.
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Trong đó: sở TN&MT 04 ngày và UBND tỉnh 02 ngày).
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
7. Cơ quan phối hợp: UBND huyện, thành phố; phòng TNMT huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
8. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Mẫu số 01 kèm theo
9. Phí, lệ phí: Không
10. Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Mẫu số 02 kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
11. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:
Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức:
– Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: Trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; có nguồn cung cấp dữ liệu ổn định; có quy trình kỹ thuật, công cụ dự báo, bảo đảm tính khoa học, độc lập, khách quan của các sản phẩm dự báo; có quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.
– Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân:
– Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: Trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; có nguồn cung cấp dữ liệu ổn định; có quy trình kỹ thuật, công cụ dự báo, bảo đảm tính khoa học, độc lập, khách quan của các sản phẩm dự báo; có quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.
– Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam:
– Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: Trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; có nguồn cung cấp dữ liệu ổn định; có quy trình kỹ thuật, công cụ dự báo, bảo đảm tính khoa học, độc lập, khách quan của các sản phẩm dự báo; có quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.
– Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
– Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
– Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp.
Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam:
– Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: Trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; có nguồn cung cấp dữ liệu ổn định; có quy trình kỹ thuật, công cụ dự báo, bảo đảm tính khoa học, độc lập, khách quan của các sản phẩm dự báo; có quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.
– Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
– Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
– Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp.
12. Căn cứ pháp lý của TTHC:
–
– Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
– Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu đơn xin cấp lại giấy phép hoạt động công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng và hò sơ, thủ thục thực hiệp cấp lại giấy phép!