Trong trường hợp bị mất giấy chứng nhận GMP, để được cấp lại cá nhân, tổ chức tiến hành soạn thảo đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP mới nhất hiện nay:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP:
- 4 4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
- 5 5. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận GMP:
1. Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP là gì?
Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices ) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn. GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, giữ vai trò là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO22000.
Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP là mẫu đơn được soạn thảo nhằm mục đích xin cấp lại giấy chứng nhận GMP. Nội dung đơn nêu rõ lý do xin cấp lại, thông tin của cơ quan/ tổ chức xin cấp lại,…
Trong một số trường hợp khi giấy chứng nhận GMP bị mất, bị hỏng, thất lạc,..cơ quan, tổ chức bị mất giấy chứng nhận GMP tiến hành soạn thảo đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giấy chứng nhận GMP có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt cho nguyện vọng xin cấp lại giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP mới nhất hiện nay:
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——
Số: ………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(Địa danh), ngày ….. tháng ….. năm ……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực
phẩm bảo vệ sức khỏe
Kính gửi:(1) ……
Căn cứ
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ:
Tên: …………
Địa chỉ: ………..
Số điện thoại: …… Số Fax: …
Chúng tôi đề nghị được cấp lại chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe
: Số…..ngày…..tháng…..năm …….
Lý do đề nghị cấp lại:
– Bị mất, sai sót, hư hỏng…………….
– Thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký.
Hồ sơ gửi kèm:
a) Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi, bổ sung (nếu có);
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trừ trường hợp bị mất.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP:
Thông tin tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại:
Tên: Nếu là cá nhân ghi đầy đủ họ và tên bằng chữ in hoa không dấu
Nếu là tổ chức ghi đầy đủ tên của tổ chức, tên viết tắt/tên Tiếng Anh (nếu có)
Địa chỉ: Ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
Số điện thoại:…Số Fax
Chúng tôi đề nghị được cấp lại chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe
: Số…..ngày…..tháng…..năm …….
Trình bày lý do đề nghị cấp lại (Bị mất, hư hỏng,…
Gửi kèm hồ sơ (nếu có)
Đại diện tổ chức/cá nhân ký rõ họ tên và đóng dấu
4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm gồm:
+ Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông phân phối
+ Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan.
+ Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày
+ Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối đồng thời mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn.
+ Bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
+ Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra; thực hiện theo quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đối với các hoạt động này.
5. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận GMP:
Trong bài viết này, Luật Dương Gia gửi đến bạn đọc kiến thức pháp lý liên quan đến thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018NĐ-CP
– Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Cơ sở lập hồ sơ theo mẫu và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Y tế
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định và tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Đoàn thẩm định có từ 05 người trở lên, trong đó có ít nhất 02 thành viên có kinh nghiệm về thực hành sản xuất tốt (GMP), 01 thành viên có chuyên môn về kiểm nghiệm;
– Trong trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian cấp Giấy chứng phận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
– Trong trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở không đạt yêu cầu, Đoàn thẩm định ghi rõ nội dung không đạt yêu cầu trong biên bản thẩm định để cơ sở khắc phục. Sau khi khắc phục, cơ sở gửi
+ Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản
+ Quá thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc thẩm định, nếu cơ sở không hoàn thành việc khắc phục theo yêu cầu và thông báo kết quả khắc phục tới Đoàn thẩm định thì hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe không còn giá trị.
Giá trị của giấy chứng nhận GMP
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe có giá trị 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 06 tháng, cơ sở có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hồ sơ, trình tự cấp lại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Căn cứ pháp lý: