Khi giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng thì cá nhân phải tiến hành viết đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Dưới đây là mẫu đơn và hướng dẫn về mẫu đơn này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán:
- 4 4. Các vấn đề pháp lý về cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán:
1. Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là gì?
Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm yêu cầu cơ quan này cấp lại giấy chứng nhận khi giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng.
Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền biết và đánh giá lý do để quyết định cấp lại giấy chứng nhận cho cá nhân, là cơ sở để quản lý cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế toán.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ
DỊCH VỤ KẾ TOÁN
Kính gửi: Bộ Tài chính (Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán
1.Họ và tên ………… Nam/Nữ ………
2.Năm sinh ……… Quê quán/Quốc tịch: ..
3.Giấy CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân số ………… cấp ngày …../ …./…. tại ………..
4.Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán số: ………. đã cấp ngày ……… để hành nghề dịch vụ kế toán tại ………
5.Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (*):
…………………..
6.Hiện nay, cá nhân tôi còn tham gia làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh, công việc khác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, cụ thể (Nếu không có thì gạch chéo):
Các chức danh (công việc)
Thời gian làm việc
Tên đơn vị nơi làm việc
(Chú ý: Ghi cụ thể các chức danh (công việc), thời gian làm việc, tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi kế toán viên hành nghề làm việc ngoài doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán)
7.Đề nghị Bộ Tài chính cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho tôi để tôi được hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị (tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán)………
Tôi xin cam kết:
– Không thuộc đối tượng không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định tại Khoản 4 Điều 58 Luật Kế toán.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của những nội dung đã kê khai trên đây và các tài liệu gửi kèm theo Đơn này.
Ngày….. tháng …… năm ……
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Họ và tên, chữ ký)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán:
Người làm đơn chú ý phải có ảnh (3*4) ở góc trái trên cùng của đơn.
Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên ghi các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, nam/nữ, ngày sinh, quê quán/quốc tịch, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán số (cũ).
(*) Ghi rõ lý do bị mất, bị hư hỏng, bị hủy hoại.
Cuối đơn, người làm đơn cam kết và ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn; người làm đơn ký và ghi rõ họ tên; xác nhận của người đại diện theo pháp luật (ký và đóng dấu)
4. Các vấn đề pháp lý về cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán:
Căn cứ vào Thông tư 296/2016/TT-BTC hướng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán quy định những nội dung như sau:
4.1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán:
– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
+ Số và ngày cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên;
+ Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán làm việc;
+ Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
+ Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
– Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được quy định tại Phụ lục số 05/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
4.2. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán:
– Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng thì kế toán viên hành nghề được đề nghị Bộ Tài chính cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và phải nộp phí theo quy định.
– Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đối với các trường quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này;
+ 02 ảnh màu 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
+ Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cũ đối với các trường hợp bị hỏng.
– Bộ Tài chính xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho kế toán viên hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và nộp đủ phí theo quy định. Trường hợp từ chối cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được cấp lại đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này là thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã bị mất, hỏng.
4.3. Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán:
– Người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (sau đây gọi là kế toán viên hành nghề) được hành nghề dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, dịch vụ lập
– Kế toán viên hành nghề không được tiếp tục hành nghề dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
4.4. Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề:
– Có văn bản gửi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh về việc không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này chậm nhất là 10 ngày trước ngày không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.
– Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là 10 ngày trước khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 9 Thông tư này theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
– Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cũ cho Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 9 Thông tư này trừ trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã được nộp lại khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán quy định khoản 3, 4 Điều 11 Thông tư này.
– Không được sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các hoạt động nghề nghiệp kế toán.
– Kế toán viên hành nghề đang đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán mà còn đồng thời làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác thì phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu hoặc ngừng tham gia các công việc hoặc có thay đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị đó.
– Cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán của mình theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
– Chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra việc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính.
– Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.