Hiện nay, việc nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất diễn ra ngày càng nhiều. Để được nhập khẩu phế liệu, thương nhân trước hết phải đủ điều kiện và làm đơn xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề pháp lý về nhập khẩu phế liệu:
Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài:
– Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
– Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
+ Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
+ Có giấy phép môi trường;
+ Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời Điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời Điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
+ Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
– Thương nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có đủ các điều kiện và đã được cấp Giấy chứng nhận, cụ thể:
Có kho bãi (có quyền sở hữu hoặc đồng sở hữu, hoặc thuê) dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường;
+ Có công nghệ, thiết bị để tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu cho sản xuất;
+ Có phương án, giải pháp xử lý phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; đảm bảo mọi chất thải từ quy trình sản xuất đều được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
+ Đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu:
– Phế liệu phải thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đồng thời phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu hoặc các yêu cầu về mô tả phế liệu tương ứng trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.
– Đối với những loại phế liệu mới phát sinh do nhu cầu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhưng chưa có trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét từng trường hợp cụ thể để bổ sung vào Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.
Thẩm quyền cấp và tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận:
– Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất, có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các điều kiện theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này và cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân đã đáp ứng các điều kiện theo quy định.
– Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, thương mại, hải quan có quyền tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận nếu thương nhân nhập khẩu phế liệu vi phạm quy định của pháp luật về nhập khẩu phế liệu, hoặc khi bị phát hiện cơ sở sản xuất không duy trì đủ các điều kiện quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
Quyết định tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận phải được gửi đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận, thương nhân nhập khẩu phế liệu để
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận là 01 (một) bộ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
– Một trong các tài liệu sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận hoặc Thông báo chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
– Kết quả giám sát chất lượng môi trường lần gần nhất của cơ sở sản xuất, nhưng không quá sáu (06) tháng tính đến ngày đề nghị cấp Giấy chứng nhận (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
2. Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu là gì?
Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu là một trong các giấy tờ thuộc hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận, là văn bản do thương nhân nhập khẩu phế liệu gửi đến cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.
Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu được dùng để bày tỏ bày tỏ ý chí của thương nhân nhập khẩu phế liệu về việc cấp giấy xác nhận. Đồng thời, đơn đề nghị cấp giấy xác nhận này còn là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét có nên chấp nhận cấp hay không?, và nắm bắt được số lượng doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu.
3. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Địa danh, ngày … tháng … năm …
Số: …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số:………..
Ngày cấp:…… Nơi cấp:……….
2. Địa chỉ trụ sở chính:………
3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu: (cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất).
4. Mô tả chức năng hoạt động kinh doanh sản xuất: (loại sản phẩm/hàng hóa sản xuất, kinh doanh,…).
5. Mô tả phế liệu: (chủng loại phế liệu nhập khẩu, khối lượng phế liệu dự kiến sử dụng /tháng, nhu cầu hoặc tình hình sử dụng phế liệu nhập khẩu của năm trước).
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu đã được cấp: nếu chưa có, ghi là “đề nghị cấp lần đầu”; nếu đã có, ghi “Giấy số ….ngày….tháng…năm…., Cơ quan cấp,” và “đề nghị cấp mới thay thế Giấy đã hết hiệu lực” hoặc “đề nghị điều chỉnh, bổ sung” hoặc “đề nghị cấp lại do bị mất/rách/cháy”.
7. Giải pháp bảo vệ môi trường đã được xây dựng đối với cơ sở sản xuất và kho, bãi chứa phế liệu:
– Mô tả kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu nhập khẩu:
+ Tình trạng hoặc hình thức sở hữu kho bãi;
+ Tổng diện tích khu vực tập kết phế liệu;
+ Tình trạng tiếp giáp của khu vực tập kết phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có;
+ Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.
– Mô tả giải pháp, hệ thống xử lý (hoặc phương án thuê đơn vị có đủ điều kiện kỹ thuật để xử lý) các tạp chất đi kèm phế liệu.
– Mô tả thiết bị, công nghệ tái chế phế liệu sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất và hệ thống xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất.
Chúng tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật.
Nơi nhận:
– Như trên;
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN
4. Hướng dẫn viết đơn xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu:
(1) Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi có cơ sở sản xuất và kho bãi chứa phế liệu nhập khẩu;
(2) Phù hợp với thời hạn thuê kho bãi nhưng tối đa không quá 03 (ba) năm.
– Tên thương nhân đề nghị: Người viết đơn ghi rõ tên, thông thường là các doanh nghiệp, công ty (ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Xuân).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số, ngày cấp, nơi cấp: được ghi theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu là cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ghi rõ số nhà, tên đường, quận (huyện), tỉnh.
– Mô tả phế liệu bao gồm: chủng loại phế liệu nhập khẩu, khối lượng phế liệu dự kiến sử dụng /tháng, nhu cầu hoặc tình hình sử dụng phế liệu nhập khẩu của năm trước)