Thực tiễn pháp luật đã ấn định rằng, đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản là một trong các giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Vậy, Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản (36.NT) có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản là gì?
Loài hay giống thủy sản là mặt hàng xuất khẩu không mang tính đặc trưng và không được hiểu như trong cụm thuật ngữ xuất khẩu thủy sản thông thường. Loài hay giống thủy sản mang tính nguồn gốc và mang giá trị về nuôi trồng, nghiên cứu nhiều hơn là tiêu thụ hay sử dụng vào mục đích tiêu dùng thực phẩm.
Loài được hiểu là tập hợp các cá thể thủy sản có cùng đặc điểm sinh học, có khả năng giao phối và sinh đẻ. Khái niệm về loài thủy sản không được quy định trong Luật thủy sản.
Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. Đây là khái niệm được giải thích tại Khoản 9, Điều 3, Luật thủy sản.
Theo lý luận thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài. Theo cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của một quốc gia gồm:
– Các nhân tố thuộc về quốc tế và quốc gia nhập khẩu: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị – pháp luật, khoa học công nghệ, văn hóa, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối thủ cạnh tranh.
– Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu: Tương tự với các quốc gia nhập khẩu, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị – pháp luật, khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của quốc gia xuất khẩu.
Hoạt động cấp giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản đặt ra trong trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cần xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện.
Các hình thức xuất khẩu chủ yếu: Căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hóa trước khi xuất khẩu, nguồn hàng nhập khẩu người ta có thể chia ra thành nhiều loại hình thức xuất khẩu khác nhau: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp; xuất khẩu ủy thác, buôn bán đối lưu, xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư, xuất khẩu tại chỗ, gia công quốc tế, tạm nhập tái xuất.
Nội dung xuất khẩu của một quốc gia gồm: Xây dựng chương trình, chiến lược xuất khẩu thủy sản; Xây dựng và thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản; Tiến hành hoạt động xuất khẩu thủy sản và xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình xuất khẩu thủy sản.
Các chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu của một quốc gia gồm: Sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản; Tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản; Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu; Giá thủy sản xuất khẩu; Chất lượng mặt hàng thủy sản xuất khẩu; Mẫu mã, hình thức bên ngoài của sản phẩm thủy sản xuất khẩu
Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản là văn bản do tổ chức, cá nhân gửi tới Tổng cục thủy sản để đề nghị cơ quan này tham mưu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng đủ điều kiện. Đơn đề nghị cấp giấy phép phải đảm bảo các nội dung về thông tin của cơ sở đề nghị, thông tin về loài, giống thủy sản xin phép xuất khẩu và cam kết về việc thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Như đã nói ở phần mở đầu, đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, đây là văn bản bày tỏ nguyện vọng của cá nhân tổ chức, là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt được cơ bản thông tin về loài, giống thủy sản, từ đó xem xét, đánh giá cùng với các tài liệu khác để quyết định có cấp giấy phép hay không. Đơn đề nghị cũng là minh chứng cho tính tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân, từ đây, cơ quan nhà nước có cơ sở để quản lý và kiểm soát hoạt động xuất khẩu của các chủ thể và xác định trách nhiệm nếu có cá nhân, tổ chức thực hiện xuất khẩu loài, giống thủy sản bất hợp pháp.
Bên cạnh đơn đề nghị, cá nhân/ tổ chức phải chuẩn bị thêm tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
Chủ thể tiếp nhận hồ sơ là Tổng cục thủy sản và chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trình tự, thủ tục được thực hiện như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét nội dung hồ sơ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản cho tổ chức, cá nhân sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không đồng ý hoặc nội dung hồ sơ không đạt, Tổng cục Thủy sản trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản nêu rõ lý do.
Để hoạt động xuất khẩu được diễn ra một cách hiệu quả, cần có những giải pháp sau:
– Giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý cho xuất khẩu thủy sản: Lắng nghe và tháo gỡ khó khăn trong việc thực thi chính sách thuế, tín dụng, đầu tư, bảo hiểm, xuất nhập khẩu và các chính sách khác liên quan đã ban hành. Nghiên cứu, ban hành thêm một số“chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài cho phát triển cơ sở cung cấp giống và nuôi trồng thủy sản.
– Xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại phù hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu,”có phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng“giữa các cơ quan quản lý Nhà nước”theo hướng“Nhà nước giữ vai trò xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ,”là đầu mối kết nối còn các hiệp hội, tổ chức xúc tiến“và doanh nghiệp là chủ thể”thực hiện trực tiếp các hoạt động, chương trình xúc tiến.
Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu loài, giống thủy sản ở nước ta về bản chất là không cần cấp phép nếu không thuộc vào trường hợp đặc biệt đã được nêu ở mục 1, tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc xuất khẩu loài, giống thủy sản phát triển ở Việt Nam, Việt Nam mạnh về sản phẩm thủy sản hơn, hơn nữa việc xuất khẩu còn phụ thuộc vào quá trình kiểm dịch và đánh giá của quốc gia nhập khẩu nên thường rất khó khăn vì họ sợ nhập khẩu sinh vật ngoại lai có hại, vì vậy, hoạt động xuất khẩu loài, giống thủy sản nếu muốn phát triển phải là mối quan hệ giữa một bên xuất khẩu phải lựa chọn và cải tiến giống tốt, còn bên nhập khẩu phải mở cửa và mở rộng tiêu chí đánh giá sản phẩm hơn.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ SỞ (1)
——-
…(2)……, ngày ……. tháng …… năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP XUẤT KHẨU LOÀI/GIỐNG THỦY SẢN
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Tổng cục Thủy sản).
Tên cơ sở ……(3)….
Địa chỉ ……..(4)…..
Số điện thoại:……(5)….. Số fax: …..
Đề nghị được phép xuất khẩu loài/giống thủy sản sau: (6)
1. Tên thương mại: …..
2. Tên khoa học: ….
3. Số lượng: ……. Khối lượng ….
4. Quy cách bao gói ….
5. Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu: …..
6. Thời gian xuất khẩu: …..
7. Địa điểm xuất khẩu: ….
8. Mục đích xuất khẩu: ….
Cam kết thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cấp phép.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản:
(1) Nếu là cá nhân thì không cần phải điền mục này.
(2) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm làm đơn.
(3) Ghi tên cá nhân (theo chứng minh thư), ghi tên tổ chức (theo giấy tờ pháp lý có giá trị chứng minh như quyết định thành lập,…)
(4) Nếu là cá nhân thì ghi địa chỉ thường trú, nếu là tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở (nêu rõ số nhà , tên đường, phường ,quận, thành phố).
(5) Ghi số điện thoại thường xuyên liên lạc.
(6) Ghi đầy đủ các thông tin về loài/giống thủy sản đề nghị được phép xuất khẩu.
Cơ sở pháp lý:
Luật Thủy sản năm 2017.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.