Khi tổ chức trại sáng tác điêu khắc thì các cơ quan, tổ chức cần phải làm đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc theo quy định của pháp luật thì mới được phép tổ chức.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc là mẫu đơn do các tổ chức, đơn vị lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Mẫu đơn nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin về cơ quan, tổ chức đề nghị (tên tổ chức, cơ quan, người đại diện, chức vụ, số điện thoại, địa chỉ của người đại diện), nội dung đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc được dùng để đề nghị về việc cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc. Mẫu đơn là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc của cơ quan, tổ chức đề nghị.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc:
TÊN CƠ QUAN TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ.
———-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
TỔ CHỨC TRẠI SÁNG TÁC ĐIÊU KHẮC
Kính gửi:…………..(1)
– Tên cơ quan, tổ chức đề nghị:…………..(2)
– Người đại diện:…………. Chức vụ:………….(3)
– Địa chỉ:…….…….Điện thoại:……………(4)
Đề nghị được cấp giấy phép tổ chức Trại sáng tác điêu khắc (tên trại sáng tác điêu khắc)……………..(5)
– Chủ đề:………….(6)
– Số lượng tác giả:
+ Quốc tịch Việt Nam:………(7)
+ Quốc tịch nước ngoài:……..(8)
– Số lượng tác phẩm:………(9)
– Chất liệu:……….. Kích thước tác phẩm:………..(10)
– Nguồn vốn:………(11)
– Thời gian từ:…………… đến…………….(12)
– Địa điểm tổ chức trại sáng tác:…….(13)
– Chủ sở hữu tác phẩm:……………(14)
Lời cam kết:
Xin cam đoan thực hiện đúng nội dung giấy phép được cấp; nếu vi phạm xin chịu trách nhiệm và chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
…, ngày… tháng… năm…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền nơi tiếp nhận đơn..
(2): Điền tên cơ quan, tổ chức đề nghị
(3): Điền tên, chức vụ của người đại diện
(4): Điền địa chỉ, số điện thoại
(5): Điền tên trại sáng tác điêu khắc
(6): Điền chủ đề sáng tác
(7): Điền số lượng tác giả quốc tịch Việt Nam
(8): Điền số lương tác giả quốc tịch nước ngoài
(9): Điền số lượng tác phẩm.
(10): Điền chất liệu, kích thước tác phẩm.
(11): Điền nguồn vốn.
(12): Điền thời gian tổ chức
(13): Điền địa điểm tổ chức
(14): Điền chủ sở hữu tác phẩm.
4. Quy định về tổ chức trại sáng tác điêu khắc:
* Cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc ( Điều 36 Nghị định 113/2013/NĐ- CP)
– Thẩm quyền cấp giấy phép được quy định như sau:
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc không có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 9);
+ Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thể lệ.
– Thời hạn cấp giấy phép:
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Giấy phép (mẫu số 10) có hiệu lực trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký; quá thời hạn trên mà không tổ chức trại sáng tác, chủ đầu tư có nhu cầu tổ chức trại sáng tác phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép;
+ Sau khi được cấp giấy phép, muốn thay đổi nội dung giấy phép phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nghiệm thu tác phẩm của trại sáng tác, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện đề án cho cơ quan cấp giấy phép.
* Hội đồng nghệ thuật trại sáng tác điêu khắc ( Điều 37 Nghị định 113/2013/NĐ- CP)
– Thành lập Hội đồng nghệ thuật:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phải thành lập Hội đồng nghệ thuật;
+ Trước khi quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phải xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh sách thành viên Hội đồng nghệ thuật.
Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản trả lời.
+ Số lượng thành viên Hội đồng nghệ thuật là số lẻ từ 05 đến 09 thành viên trong đó có chủ tịch và phó chủ tịch;
+ Hội đồng nghệ thuật: Hội đồng nghệ thuật phải có trên 2/3 số thành viên là các nhà điêu khắc, họa sỹ, có trình độ từ đại học trở lên, có uy tín, trong đó có 01 thành viên là kiến trúc sư; số thành viên còn lại là đại diện chủ đầu tư, đại diện ngành văn hóa, thể thao và du lịch và cơ quan khác có liên quan.
– Hội đồng nghệ thuật làm tư vấn cho chủ đầu tư trong việc duyệt mẫu phác thảo, quá trình thể hiện, thiết kế trưng bày tác phẩm, nghiệm thu tác phẩm và chấm giải thưởng.
– Hội đồng nghệ thuật làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ, bình đẳng; quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết luận của Hội đồng nghệ thuật phải được trên 1/2 tổng số thành viên đồng ý.
Khi tổ chức, đơn vị tổ chức trại sáng tác điêu khắc thì cần phải gửi hồ sơ theo quy định của pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc là: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc không có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
* Điều kiện tổ chức trại sáng tác điêu khắc ( Điều 33 Nghị định 113/2013/NĐ- CP)
Cơ quan, tổ chức Việt Nam được cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc, phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật;
– Có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Có thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc.
* Đề án tổ chức trại sáng tác điêu khắc ( Điều 34 Nghị định 113/2013/NĐ- CP)
– Nội dung đề án bao gồm:
+ Tên đề án, đơn vị tổ chức;
+ Mục đích, ý nghĩa của đề án;
+ Thời gian, địa điểm tổ chức trại;
+ Địa điểm kèm theo bản vẽ thiết kế mặt bằng trưng bày tác phẩm;
+ Kinh phí tổ chức;
+ Quy mô tổ chức trại: số lượng tác giả, tác phẩm;
+ Chất liệu, giải pháp thi công, nhân công thực hiện tác phẩm;
+ Cơ chế quản lý, phương án bảo vệ, bảo quản, tu bổ và khai thác sử dụng tác phẩm;
+ Trách nhiệm và quyền lợi của tác giả.
– Hồ sơ đề án bao gồm:
+
+ Dự thảo đề án và thể lệ tổ chức trại sáng tác.
– Thủ tục và trình tự phê duyệt đề án trại sáng tác điêu khắc thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
* Thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc ( Điều 35 Nghị định 113/2013/NĐ- CP)
– Thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc do chủ đầu tư ban hành bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Đơn vị tổ chức;
+Mục đích, ý nghĩa;
+ Hình thức tổ chức trại sáng tác điêu khắc, địa điểm, quy mô, số lượng trại viên, nội dung, chất liệu, kích thước phác thảo, tác phẩm; kế hoạch, thời gian thực hiện;
+ Hội đồng nghệ thuật;
+ Tiêu chí tác giả và phương thức tổ chức sáng tác tuyển chọn mẫu phác thảo;
+ Quyền lợi, trách nhiệm tác giả;
+ Quyền tác giả đối với tác phẩm sáng tác tại trại.
Như vậy, cá nhân, tổ chức tổ chức trại sáng tác điêu khắc phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật như :phải có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật; có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc, và đề án tổ chức trại sáng tác điêu khắc phải đáp ứng đầy đủ về nội dung, hồ sơ, thể lệ của tổ chức trại sáng tác theo quy định của pháp luật.
* Chủ đầu tư ( Điều 4 Văn bản hợp nhất 3211/2013/VBHN- BVHTTDL)
– Chủ đầu tư Trại sáng tác điêu khắc là cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam có khả năng đầu tư kinh phí để tổ chức Trại sáng tác điêu khắc.
– Đối với tổ chức, cá nhân là người nước ngoài muốn tổ chức Trại sáng tác điêu khắc tại Việt Nam thì phải phối hợp với đơn vị Việt Nam có chức năng tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
– Chủ đầu tư Trại sáng tác điêu khắc thành lập Ban tổ chức điều hành và Hội đồng nghệ thuật để thực hiện toàn bộ hoạt động của Trại sáng tác điêu khắc theo quy định của Quy chế này và thể lệ tổ chức Trại sáng tác điêu khắc.
– Chủ đầu tư Trại sáng tác điêu khắc có quyền sở hữu tác phẩm của Trại sáng tác điêu khắc do trại viên tặng.
– Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ khi kết thúc Trại sáng tác điêu khắc, Chủ đầu tư Trại sáng tác điêu khắc phải có báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả hoạt động của trại.
* Ban tổ chức điều hành ( Điều 5 Văn bản hợp nhất 3211/2013/VBHN- BVHTTDL)
Ban tổ chức điều hành Trại sáng tác do Chủ đầu tư thành lập có nhiệm vụ sau đây:
– Đại diện cho Chủ đầu tư quản lý nguồn vốn của Trại sáng tác điêu khắc.
– Điều hành toàn bộ hoạt động của Trại sáng tác điêu khắc theo thể lệ Trại sáng tác điêu khắc.
* Hội đồng nghệ thuật ( Điều 6 Văn bản hợp nhất 3211/2013/VBHN- BVHTTDL)
– Hội đồng nghệ thuật Trại sáng tác điêu khắc do Chủ đầu tư thành lập có nhiệm vụ tư vấn về nghệ thuật cho Chủ đầu tư trong việc chọn mẫu phác thảo, góp ý kiến thiết kế trưng bày vườn tượng, tham gia với Ban tổ chức điều hành trong việc nghiệm thu tác phẩm.
– Thành phần tham gia Hội đồng nghệ thuật bao gồm đại diện cơ quan quản lý và các nhà chuyên môn, trong đó phải có trên 50% số thành viên là họa sỹ, nhà điêu khắc giỏi chuyên môn có uy tín.
– Hội đồng nghệ thuật làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc cho điểm.
Như vậy, ban tổ chức điều hành và hội đồng nghệ thuật do chủ đầu tư thành lập và có những nhiệm vụ quan trọng. Đối với Ban tổ chức điều hành Trại sáng tác thì có nhiệm vụ đại diện cho Chủ đầu tư quản lý nguồn vốn của Trại sáng tác điêu khắc, điều hành toàn bộ hoạt động của Trại sáng tác điêu khắc theo thể lệ Trại sáng tác điêu khắc. Đối với ban tổ chức điều hành trại sáng tác thì có nhiệm vụ tư vấn về nghệ thuật cho Chủ đầu tư trong việc chọn mẫu phác thảo, góp ý kiến thiết kế trưng bày vườn tượng, tham gia với Ban tổ chức điều hành trong việc nghiệm thu tác phẩm.