Giấy chứng sinh được sử dụng làm căn cứ để thực hiện thủ tục cấp giấy khai sinh cho trẻ hoặc thực hiện các thủ tục khác chẳng hạn như thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.khi chưa kịp thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh là gì?
Mẫu đơn xin cấp giấy chứng sinh là mẫu đơn được lập ra để xin được cấp giấy chứng sinh. Mẫu nêu rõ thông tin cha mẹ, người nuôi dưỡng, thông tin trẻ…
Cơ sở pháp lý:
+ Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh
+ Thông tư 34/2015/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.
Mẫu đơn xin cấp giấy chứng sinh thể hiện mong muốn của cá nhân gửi tới nói muốn xin cấp giấy chứng sinh.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
——————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ.
Cấp Giấy chứng sinh
Kính gửi: …
Họ tên mẹ/người nuôi dưỡng: …Năm sinh: …
Nơi đăng ký thường trú: …
Số CMND/Hộ chiếu: …
Dân tộc: …
Đã sinh con vào lúc: … giờ … phút, ngày … tháng … năm: …
Tại: …
Số lần sinh: …Số con hiện sống: …
Số con trong lần sinh này: …
Giới tính con: … cân nặng: …
Hiện trạng của con: …
Người đỡ đẻ: …
Dự định đặt tên con: …
…, ngày…tháng…năm…
Người làm đơn
Ký tên, ghi rõ họ tên)
3. Một số quy định về cấp giấy chứng sinh:
3.1.Thẩm quyền cấp giấy chứng sinh:
-Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng sinh cho trẻ sơ sinh. Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh cho trẻ mới sinh bao gồm:
a)Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;
b)Nhà hộ sinh;
c)Trạm y tế cấp xã;
d)Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
Theo đó, thẩm quyền cấp giấy chứng sinh thuộc về bệnh viện đa khoa có khoa sản, bệnh viện chuyên khoa sản, bệnh viện sản – nhi; nhà hộ sinh; trạm y tế cấp xã; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
3.2. Thủ tục cấp Giấy chứng sinh lần đầu:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT và Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT, thủ tục cấp giấy chứng sinh thực hiện như sau:
Đối với trường hợp trẻ sinh ra tại cơ sở khám, chữa bệnh
Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng sinh cho trẻ và ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu tại Phụ lục 01 hoặc Phụ lục 01A của Thông tư 17/2012/TT-BYT.
Cha, mẹ, người thân thích của trẻ có trách nhiệm kiểm tra thông tin trước khi ký vào giấy này.
Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đối với trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà hoặc tại nơi khác mà không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Người thân thích của trẻ có trách nhiệm điền vào Đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT và nộp cho trạm y tế xã, phường để xin cấp giấy chứng sinh cho trẻ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, trạm y tế xã phải xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc
Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại trạm y tế xã, phường.
Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.
Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
3.3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh:
Bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BYT:
+Trường hợp cấp lại do phát hiện do nhầm lẫn thì gửi kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.
+Trường hợp cấp lại do rách, mất, nát thì cần có có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.
Thủ tục cấp giấy chứng sinh
-Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gồm:
Đối với trường hợp nhầm lẫn về họ tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh thư nhân dân, dân tộc thì gửi kèm bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu).
+Đối với trường hợp nhầm lẫn về nơi đăng ký tạm trú thì kèm theo xác nhận của Công an khu vực về nơi đăng ký tạm trú.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi giấy chứng sinh có nhầm lẫn, hoặc rách, nát để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.
Theo thông tư 56/2017/TT-BYT quy định một số điều như sau:
Điều 18. Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
1.Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a)Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b)Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c)Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2.Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân phải dựa trên cơ sở kết quả hội chẩn các chuyên khoa có liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh.
3.Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai thực hiện như sau:
a)Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
b)Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
c)Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT đối với trường hợp do Hội đồng Giám định y khoa cấp;
d)Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
4.Trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.
Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018).
Biên bản giám định y khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản.
5.Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.