Khi tổ chức có sản phẩm mật mã dân sự muốn được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn sẽ phải làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự. Vậy mẫu đơn đề nghị giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự này có nội dung?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Theo Luật An toàn thông tin mạng, sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Sản phẩm mật mã dân sự trước khi được đưa vào sản xuất, kinh doanh cần phải có giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, đây là điều kiện tiên quyết và cá nhân, tổ chức phải tuân thủ để có thể đưa sản phẩm mật mã dân sự vào sản xuất, kinh doanh và sử dụng.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự là văn bản của tổ chức cần cấp giấy chứng nhận gửi đến cho Cơ quan chứng nhận – Ban Cơ yếu Chính phủ, mẫu đơn có nội dung đề nghị cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm mật mã dân sự, thông tin của tổ chức, thông tin của sản phẩm, nội dung đề nghị…
Mục đích của mẫu đơn đề nghị giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự: Mẫu đơn này được người viết đơn sử dụng nhằm mục đích đề nghị Cơ quan chứng nhận – Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét về việc sản phẩm mật mã dân sự của tổ chức này đã đạt chuẩn và được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự
Kính gửi: Cơ quan chứng nhận – Ban Cơ yếu Chính phủ
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận:…(1)………
2. Địa chỉ: (2)……………
Email:……… Website:…………
3. Sản phẩm đề nghị chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn: (3)
4. Tên sản phẩm:…………
5. Ký hiệu:…………………… Loại, phiên bản:…………
6.Hãng sản xuất:…………
7. Năm sản xuất:…………
8. Nơi sản xuất:…………
9. Các Tiêu chuẩn áp dụng (tên, số hiệu)
10. Tài liệu gửi kèm:
11. Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân); bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp) hoặc quyết định thành lập (đối với tổ chức);
12. Bản sao, bản dịch tiếng Việt hợp lệ tài liệu kỹ thuật của sản phẩm;
13. Sản phẩm mẫu;
14. Các tài liệu khác (nếu có).
Đề nghị Cơ quan chứng nhận – Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự cho sản phẩm.
Tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các thông tin cung cấp nêu trên và cam kết thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 73/2007/NĐ-CP ngày 8 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.
……, ngày…. tháng… năm…
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)\
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
(2) Ghi rõ địa chỉ của tổ chức;
(3) Thông tin của sản phẩm đề nghị chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn.
4. Những quy định liên quan đến chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự:
4.1. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy:
được quy định tại Điều 4 Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ”
– Dấu hợp chuẩn
Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn quy định. Dấu hợp chuẩn phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Đảm bảo rõ ràng, không gây nhầm lẫn với các dấu khác;
+ Phải có chỗ để thể hiện ký hiệu đầy đủ của tiêu chuẩn tương ứng dùng để chứng nhận;
Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn quy định cụ thể hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng dấu hợp chuẩn.
Theo đó, mật mã dân sự cần có dấu hợp chuẩn và dấu hợp quy nhằm chứng nhận sự hợp chuẩn và hợp quy của mật mã dân sự, các dấu này cần đảm bảo rõ ràng về hình dạng và kích thước, không gây nhầm lẫn trong chứng nhận.
4.2 Các phương thức đánh giá sự phù hợp:
được quy định tại Điều 5 Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ”
– Việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm mật mã được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá;
Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá.
– Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Phụ lục II của Quy định này.
Theo quy định trên thì có 8 phương thức đánh giá sự phù hợp của sản phẩm mật mã dân sự, các phương thức này nhằm mục đích đánh giá mật mã dân sự có phù hợp để đưa vào sản xuất hay không.
4.3. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn:
Được quy định tại Điều 9 Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ”
– Tổ chức chứng nhận sự phù hợp đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 8 của Quy định này có nhu cầu thực hiện chứng nhận hợp chuẩn phải lập hồ sơ đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
-Hồ sơ đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn gồm:
Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này;
Bản sao Quyết định thành lập (nếu có), Giấy đăng ký kinh doanh;
Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn phù hợp với các yêu cầu quy định tại Điều 8 của Quy định này;
Mẫu Giấy chứng nhận hợp chuẩn và Dấu chứng nhận hợp chuẩn;
Kết quả hoạt động chứng nhận hợp chuẩn đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).
– Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Quy định này cho tổ chức chứng nhận hợp chuẩn nếu tổ chức đăng ký chứng nhận hợp chuẩn đáp ứng các yêu cầu quy định.
Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, phải
– Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn phải thực hiện việc đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Giấy đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Quy định này.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành xem xét hồ sơ và đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Quy định này cho tổ chức chứng nhận hợp chuẩn và thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
Theo các quy định trên thì Tổ chức muốn chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm mật mã dân sự cần phải lập hồ sơ đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ cần có đầy đủ các giấy tờ theo quy định nhằm chứng minh sự hợp chuẩn của sản phẩm mật mã dân sự. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận khi xem xét xong hồ sơ theo quy trình.