Muốn thực hiện hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, bạn cần làm đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
- 4 4. Điều kiện để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
1. Đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là gì?
Có thể hiểu, ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là việc tổ chức kinh tế (sau đây gọi là tổ chức ủy thác) giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức được phép nhận ủy thác đầu tư ở trong nước (sau đây gọi là tổ chức nhận ủy thác) thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư.
Trong đó, hợp đồng ủy thác đầu tư là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức ủy thác và tổ chức nhận ủy thác về việc tổ chức ủy thác giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức nhận ủy thác thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là văn bản do công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng thương mại lập ra nhằm mục đích đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể ở đây là Ngân hàng nhà nước Việt Nam xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, từ đó giúp công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng thương mại có thể hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty mình.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có thể nói là một hình thức đầu tư mới nhưng đem lại những lợi ích cho tổ chức kinh tế ủy thác và tổ chức nhận ủy thác. Đây là một hình thức đầu tư gián tiếp, giúp các tổ chức kinh tế đóng vai trò nhận ủy thác có thể tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức không có nghiệp vụ kinh doanh hay hiểu biết cụ thể về một lĩnh vực nào đó nhưng lại muốn tiến hành hoạt động kinh doanh để sinh lời. Thông qua đó, việc đầu tư vào các lĩnh vực của bên ủy thác này sẽ hạn chế được rủi ro, lợi suất đầu tư cao. Bên cạnh đó, bên đầu tư sẽ giảm thiểu được các chi phí khi tiến hành đầu tư có thể kể đến như: xây dựng cơ sở, đi lại, xây dựng văn phòng đại diện,…
Đối với bên nhận ủy thác, dựa vào hiểu biết chuyên môn, lĩnh vực nhận ủy thác, bên nhận ủy thác có thể kiếm được các khoản phí từ việc thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho các tổ chức kinh tế ủy thác.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……. ngày ….. tháng …. năm …….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Căn cứ Nghị định số ../…./NĐ-CP ngày …./…./…. của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số …/…../TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định …../NĐ-CP ngày …/…./…. của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
{Ngân hàng thương mại} đề nghị ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với nội dung cụ thể sau đây:
1. Tên Ngân hàng thương mại: (2)
2. Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp số: (3)
Địa chỉ trụ sở: …………
Điện thoại: ……… Fax: ……….. Email: ………… Website: ……
3. Quy mô tài sản nhận ủy thác: …(4)
4. Phạm vi hoạt động nhận ủy thác: …(5)
5. Thời gian thực hiện hoạt động nhận ủy thác (dự kiến): ……(6)
6. {Ngân hàng thương mại} xin cam kết:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
b) Chỉ thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong phạm vi hạn mức nhận ủy thác được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, công cụ được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài theo quy định tại Khoản … Điều …. Nghị định …./…./NĐ-CP và quy định của Ngân hàng Nhà nước;
c) Không ủy thác lại cho bên thứ ba ở trong nước;
d) Đảm bảo đáp ứng, duy trì các Điều kiện để thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của Chính phủ và quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
(1) Điền tên tổ chức muốn đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Theo quy định tại Điều 18
– Công ty quản lý quỹ: Công ty quản lý quỹ là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán để thực hiện các nghiệp vụ như: quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.
– Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là Ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Tuy nhiên, với các tổ chức tự doanh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài này còn hiệu lực, tổ chức tự doanh không được thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua tổ chức nhận ủy thác.
Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc xem tổ chức, công ty của mình có thuộc diện được đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hay không.
(2) Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa
(3) Ghi rõ các thông tin liên quan như Giấy phép thành lập số bao nhiêu, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, fax hay email liên hệ,…
(4) Điền rõ quy mô tài sản nhận ủy thác
(5) Điền rõ phạm vi hoạt động nhận ủy thác để làm căn cứ thực hiện các quyền và nghĩa vụ cho phép
(6) Điền thời gian thực hiện hoạt động ủy thác mà bạn dự kiến.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập bằng tiếng Việt, bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
– Bản sao
– Bản sao văn bản quyết toán thuế hoặc văn bản xác nhận của cơ quan thuế chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;
– Báo cáo về việc tuân thủ các quy định về giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của năm liền kề năm nộp hồ sơ;
– Quy định nội bộ về quản lý hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự phục vụ cho hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
– Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước (đối với ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp có sở hữu vốn nhà nước) trong năm trước liền kề năm nộp hồ sơ.
4. Điều kiện để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế đối với ngân sách nhà nước.
– Có tài liệu chứng minh về nguồn ngoại tệ trên tài khoản để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là ngoại tệ tự có.
– Có phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh tế (đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và tương đương) hoặc cấp có thẩm quyền khác thông qua theo quy định của pháp luật.
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước (đối với trường hợp tổ chức ủy thác là tổ chức kinh tế có sở hữu vốn nhà nước).
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn!