Khi các cơ quan, tổ chức đủ điều kiện thành lập nhà xuất bản thì sẽ thực hiện viết đơn đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản để được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Vậy đơn đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản là gì?
Mục lục bài viết
1. Xuất bản là gì?
Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản:
– Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ – kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b Khoản này;
– Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác;
– Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
– Ưu đãi lãi suất vay vốn theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 12, Luật xuất bản 2013 còn quy định về Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản
1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
– Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
Theo Điều 13, Luật Xuất bản 2013, Luật Xuất bản 2013 quy định về Điều kiện thành lập nhà xuất bản
Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
2. Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
3. Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
4. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
– Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
Đề án thành lập nhà xuất bản gồm những giấy tờ sau:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
+ Bản trích sao quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản của ngành hoặc địa phương;
+ Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hoặc tương đương;
+ Sơ yếu lý lịch của người dự kiến được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản;
+ Văn bản chứng minh về nguồn vốn dự kiến cấp cho nhà xuất bản hoặc giấy tờ tương đương.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.
– Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.
Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau đây:
– Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản và nhà xuất bản không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này;
– Nhà xuất bản thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;
– Nhà xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
Ngoài ra, việc thu hồi lại giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định tại khỏan 5, Điều 14, Luật Xuất bản 2013
Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
– Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
– Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;
– Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;
– Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này và gây hậu quả nghiêm trọng;
– Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật
Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép là do cơ quan tổ chức muốn thành lập nhà xuất bản gửi cho Bộ Thông tin và Truyền thông
Đơn xin cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản chứa đựng những những thông tin của cơ quan tổ chức đề nghị và việc đề nghị Bộ truyền thông và thông tin thực hiện việc cấp đổi lại giấy phép thành lập nhà xuất bản. Đồng thời, đơn xin cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản làm căn cứ để Bộ thông tin và truyền thông xem xét và cấp đổi lại giấy phép thành lập nhà xuất bản.
2. Mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Hà Nội, ngày ….. tháng…. năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông
Tên cơ quan, tổ chức đề nghị: …..
Trụ sở:
Số điện thoại: ………..Fax:
Email:
Căn cứ Điều 15 Luật xuất bản, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi Giấy phép thành lập Nhà xuất bản………… cho cơ quan, tổ chức chúng tôi.
Nội dung đề nghị cấp đổi giấy phép: ……
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động nhà xuất bản sau khi được cấp đổi giấy phép.
Kèm theo đơn này: Giấy phép thành lập Nhà xuất bản đã được cấp./.
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn xin cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản:
phần kính gửi thì cơ quan, tổ chức đề nghị ghi rõ tên của Bộ thông tin và truyền thông.
Ghị cụ thể tên cơ quan, tổ chức đề nghị, địa chỉ trụ sở, số điện thoại liên lạc, Fax, Email. Cơ quan, tổ chức đề nghị cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động nhà xuất bản sau khi được cấp đổi giấy phép.
Cuối đơn cơ quan, tổ chức đề nghị ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
4. Quy định về việc cấp đổi giấy phép thành lập xuất bản:
Việc Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định tại Điều 15, Luật Xuất bản 2013
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có một trong những thay đổi sau đây thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản:
– Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản;
– Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản;
– Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép;
– Giấy phép thành lập nhà xuất bản đã được cấp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp đổi giấy phép; trường hợp không cấp đổi giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trường hợp thay đổi trụ sở làm việc, nhà xuất bản phải gửi
Từ điều này ta có thể thấy chỉ những trường hợp được quy định tại Khoản 1, Điều 15, Luật Xuất bản 2013 mới được thực hiện thủ tục cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản.