Thị trường phát triển thì điều kiện để chăn nuôi và hình thức chăn nuôi cũng sẽ tăng cao và có sự thay đổi nhất định nhưng vẫn phải đáp ứng một điều kiện theo quy định. Để cơ sở đi vào hoạt động theo đúng pháp luật thì cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi là gì?
Chăn nuôi là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Trong chăn nuôi được chia làm hai hình thức là: Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình; Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.
Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi là mẫu đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân đăng ký cơ sở kinh doanh chăn nuôi đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với cơ sở của mình gồm thông tin về cơ sở hoạt động, đối tượng vật nuôi, đề nghị cấp mới, cấp lại (nêu rõ lý do cấp lại)
2. Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
Mẫu số 01.ĐKCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố…………
Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi ………
CMND/Căn cước công dân số/hộ chiếu………….cấp ngày …../…./….Nơi cấp:……….
1. Địa điểm cơ sở chăn nuôi:
2. Đối tượng vật nuôi:
Gia súc: ………;
Gia cầm: ……….;
Vật nuôi khác: …….;
3. Đăng ký cấp mới: □ Đăng ký cấp lại: □
Lý do đề nghị cấp lại (ghi chi tiết): ……
Các văn bản kèm theo (nếu có): ……
Tôi cam kết và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đã kê khai./.
………, ngày ….tháng….năm…..
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi
– Nơi tiếp nhận đơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố
– Thông tin cơ sở chăn nuôi
– Yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi
– Ký xác nhận
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi được quy định như sau:
Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi.
Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết
Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp.
– Qua dịch vụ bưu chính.
– Qua môi trường mạng.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết
– Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức.
– Cá nhân.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Không.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
– Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
– Mẫu Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
– Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 53 của Luật Chăn nuôi.
+ Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi.
+ Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi.
+ Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi.
+ Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
– Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.
(Điều 55 Luật Chăn nuôi; điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)
Đánh giá thực tế điều kiện của cơ sở nuôi trang trại quy mô lớn:
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thành lập một tập đoàn đánh giá bao gồm: Trưởng đoàn đánh giá là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi dưỡng; Có nó nhất là một thành viên được huấn luyện về đánh giá điều kiện cơ sở nuôi do Cục Chăn nuôi tổ chức và có ít nhất một thành viên có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực nuôi dưỡng. Để thu lợi trong quá trình định nghĩa của đoàn đánh giá, chủ sở hữu trang trại nuôi dưỡng cần bảo đảm những điều kiện về nuôi dưỡng trang trai.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Chăn nuôi số
– Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
Như vậy, đối với cơ sở hoạt động chăn nuôi thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật quy định về về vị trí chăn nuôi, các biện pháp bảo vệ môi trường khi chăn nuôi, nguồn nước đáp ứng điều kiện chăn nuôi, số lượng đơn vị vật nuôi và mật độ vật nuôi. theo đó, cơ sở hoạt động kinh doanh chăn nuôi cần đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, trong trường hợp bị mất hoặc có thay đổi thì đăng ký cấp lại giấy chứng nhận để hoạt động.