Để bảo vệ được các tuyến đường giao thông không bị xuống cấp chầm trọng thì người dân và cơ quan có thẩm quyền cần ngăn cấm việc xe tải đi vào đường nông thôn. Vậy mẫu đơn đề nghị cấm xe tải vào đường nông thôn là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấm xe tải vào đường nông thôn là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấm xe tải vào đường nông thôn là mẫu đơn được lập ra để đề nghị cơ quan có thẩm quyền về việc cấm xe tải vào đường nông thôn. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung đề nghị…
Mẫu đơn đề nghị cấm xe tải vào đường nông thôn được lập ra gửi cơ quan có thẩm quyền để cấm xe tải đi vào đường nông thôn tránh việc xe tải làm hỏng đường, gây bụi, ô nhiễm môi trường và an toàn giao thông ở nông thôn
2. Mẫu đơn đề nghị cấm xe tải vào đường nông thôn mới nhất hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng …năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤM XE TẢI VÀO ĐƯỜNG NÔNG THÔN
Kính gửi: UBND xã …
Căn cứ Thông tư …./……/…..-…..của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn quản lý vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.
Tên tôi là: …
Sinh ngày: …/…/ …
CMND/CCCD số: … Cấp ngày: …/…/…… Nơi cấp: …
HKTT: …
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
Hiện nay, tình trạng các loại xe tải đi vào đường nông thôn rất là phổ biến. Tôi và người dân khu vực đã nhiều lần phản ánh với Trưởng thôn quản lý khu vực, tuy nhiên sự việc đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng này khiến giao thông nông thôn không được đảm bảo, đặc biệt chủ yếu là các xe tải chuyên trở vượt quá trọng lượng quy định gây hỏng hóc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường nông thôn xuống cấp nghiêm trọng.
Căn cứ tại…./…../TT-……quy định về tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn. Tôi kính đề nghị UBND xã A tiến hành cấm các loại xe tải lưu hành vào đường nông thôn.
Kính mong UBND xã A triển khai thực hiện để tình trạng trên được giải quyết nhanh chóng, triệt để.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấm xe tải vào đường nông thôn:
-Phần kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấm xe tải đi vào đường nông thôn;
-Phần nội dung: ghi rõ nội dung muốn đề nghị là gì?
3. Một số quy định pháp luật liên quan liên quan:
Theo
3.1. Tải trọng, giới hạn của đường bộ:
Theo quy định của Điều 4 Thông tư 46/2015/BGTVT quy định thì tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.
-Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ.
-Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.
Theo quy định của Điều 4 Thông tư 46/2015/BGTVT quy định thì khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe, kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
-Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống.
-Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe, phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.
Theo quy định của Điều 4 Thông tư 46/2015/BGTVT quy định thì công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật đường ngang
-Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của quốc lộ; cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật của đường ngang trong phạm vi cả nước trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
-Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của đường địa phương; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
-Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tình trạng kỹ thuật đường ngang trên mạng lưới đường sắt Việt Nam; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Theo quy định của Điều 4 Thông tư 46/2015/BGTVT quy định về Điều chỉnh công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật đường ngang
Thứ nhất, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật của đường ngang trong phạm vi cả nước theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm).
Thứ hai, Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường địa phương; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).
Thứ ba, Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm cập nhật tình trạng kỹ thuật đường ngang trên mạng lưới đường sắt Việt Nam; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).
Thứ tư, Các nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của các đoạn tuyến đường bộ trong phạm vi quản lý; đồng thời gửi số liệu về Sở Giao thông vận tải (đối với đường địa phương), Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ) để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 hàng năm).
Thứ năm, Cầu trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ đã được công bố nhưng chưa được cải tạo, nâng cấp đồng bộ với tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ đã được công bố, cơ quan quản lý đường bộ phải đặt biển báo hiệu giới hạn tải trọng, khổ giới hạn thực tế của cầu.
Theo quy định của Điều 4 Thông tư 46/2015/BGTVT quy định thì việc lưu hành phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
-Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thỏa mãn điều kiện về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ đã được công bố và các quy định về giới hạn xếp hàng hóa tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT được lưu hành bình thường trên các tuyến, đoạn tuyến đã công bố.
-Trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ khác ngoài danh mục được công bố về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ, chủ phương tiện, người thuê vận tải, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn cho phép của đường bộ, tốc độ, khoảng cách giữa các phương tiện khi lưu hành trên đường bộ.
Như vậy, trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển hàng không thể tháo rời hoặc lưu hành phương tiện có tổng trọng lượng, kích thước vượt quá tải trọng hoặc khổ giới hạn của đường bộ, chủ phương tiện, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ.
3.2. Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ:
Điều 9. Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ
1.Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
2.Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:
a)Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
b)Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
c)Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
3.Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ hoặc kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều này khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn.
Theo
Ngoài việc áp dụng hình phạt chính thì tại Khoản 12 Điều số 5 trong Nghị định 46/2016 cũng có quy định: Ngoài việc áp dụng khung hình phạt hành chính ra, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng thêm hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô tương ứng trong vòng 1-3 tháng việc áp dùng hình phạt phụ thì còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng vụ việc. Như vậy để xe tải có thể đi vào đường cấm thì phải xin phép và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thì mới được lưu thông trên đường cấm.