Khi bạn gửi xe mà bị người trông xe làm mất để được bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại cần làm đơn đề nghị bồi thường thiệt hại như thế nào? Trong trường hợp bị làm mất xe thì viết đơn đề nghị bồi thường do làm mất xe như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị bồi thường do làm mất xe là gì?
Mẫu đơn đề nghị bồi thường do làm mất xe là mẫu văn bản được cá nhân, tổ chức lập ra để đề nghị về việc bồi thường do làm mất xe. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, yêu cầu bên làm mất xe bồi thường thiệt hại
Mẫu đơn đề nghị bồi thường do làm mất xe được lập ra với mục đích đề nghị bội thường cá nhân do làm mất xe. Và yêu cầu người làm mất xe phải bồi thường thiệt hại.
2. Mẫu đơn đề nghị bồi thường do làm mất xe:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———–
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v đòi bồi thường do làm mất xe)
Kính gửi: NHÀ GIỮ XE TÒA NHÀ …
BAN QUẢN LÝ TÒA NHÀ …
Tôi tên là: …Ngày sinh: …
Chứng minh nhân dân số: …cấp ngày…/…/…tại…
Địa chỉ: …
Điện thoại liên hệ: …
Là người đã và đang gửi xe gắn máy tại Nhà xe của tòa nhà …
Tôi xin trình bày một sự việc như sau:
Từ tháng … năm … tôi đến ở tại tòa nhà … phòng …
Tôi có một chiếc xe gắn máy hiệu …, BKS: … đứng tên tôi trong giấy đăng kí xe). Chiếc xe này tôi mua từ tháng …/…, giá mua … Như mọi người sống ở tòa nhà, tôi gửi xe tại Nhà xe của tòa nhà theo tháng. Hàng tháng tôi đều đóng tiền giữ xe đầy đủ. Mỗi ngày tôi lấy xe đi làm và tối về gửi xe tại nhà xe. Mỗi lần xe ra vào đều có Thẻ giữ xe.
Tối thứ … ngày …/…/… vừa qua, tôi về nhà lúc khoảng … giờ … phút và để xe trong nhà xe như thường lệ. Lúc đó có chú bảo vệ và 1 người nữa đang ngồi nhậu ở bàn kiểm soát bãi xe.
Sáng hôm sau, khi tôi xuống lấy xe đi làm thì không thấy chiếc xe của mình đâu nữa (xe đã bị mất). Ngay khi đó, tôi có báo cho nhà giữ xe và đề nghị xem xét, có hướng giải quyết.
Thế nhưng người giữ xe lại nói tối qua tôi không về nhà hoặc đã gửi xe ở chỗ khác chứ không gửi nhà xe của tòa nhà- mặc dù tôi đã đưa Thẻ xe của mình ra.
Sau đó, tôi có tới công an phường báo cáo sự việc.
Qua sự việc như trên, trước hết tôi rất bất bình và phản đối việc nhân viên giữ xe vừa né tránh trách nhiệm, vừa bịa đặt ra việc tôi không về nhà, gửi xe nơi khác.
Do vậy, nay tôi có đơn này, yêu cầu Nhà xe bồi thường chiếc xe cho tôi. Hình thức bồi thường: có thể bằng hiện vật (xe khác) hoặc bằng giá trị (tiền), có giá trị tương đương.
Tôi đề nghị nhà xe sớm giải quyết yêu cầu của tôi, vì hoàn cảnh hiện nay của tôi có nhiều khó khăn, việc không có xe đi làm hàng ngày chắc chắn sẽ ảnh hưởng, gây cho tôi nhiều khó khăn, thiệt hại. Nếu trong vòng … ngày mà nhà xe chưa giải quyết xong, tôi sẽ gửi đơn đến
Rất mong nhận được sự hợp tác và thiện chí của nhà xe. Trân trọng.
NGƯỜI YÊU CẦU
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị bồi thường do làm mất xe:
– Phần kính gửi: ghi rõ nới gửi đơn ( Ban quản lý tòa nhà, nhà giữ xe tòa nhà)
– Thông tin cá nhân: Ghi rõ họ và tên; ngày tháng năm sinh; số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp; Điện thoại liên hệ;…
– Trình bày rõ nội dung sự việc.
4. Một số quy định về bồi thường thường thiệt hại:
4.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Theo Điều 554
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh khi người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.. (Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015)
Như vậy có thể thấy Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại. Trong một số trương hợp người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
4.2. Thủ tục kiện đòi bồi thường quán ăn làm mất xe không có thẻ:
– Người kiện đòi bồi thường thiệt hại nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
– Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. sau đó trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện khi không đúng thẩm quyền hoặc vì lý do nào đó và nêu rõ lý do.
Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định. Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời
Nguyên tắc chung là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Khoản 1 Điều 585 quy định “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Giảm mức bồi thường
Tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của tòa án, phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Khoản 2 Điều 585 quy định “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.”
Quy định này không quy định về việc giảm mức bồi thường là bao nhiêu. Việc giải quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại (vô ý nặng, nhẹ) Tòa án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường
Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắc và lâu dài của người gây thiệt hại là cơ sở để giảm mức bồi thường. Cần phân biệt giảm mức bồi thường với việc tạm hoãn thi hành án. Trong thi hành án, người không có khả năng kinh tế trước mắc có thể được tạm hoãn thi hành án
Trường hợp mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên thỏa thuận hoặc tòa án quyết định. Tuy nhiên, mức bồi thường đã thỏa thuận và quyết định có thể bị thay đổi nếu mức bồi thường ” không còn phù hợp với thực tế” Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải thay đổi mức bồi thường như người được bồi thường tăng thu nhập, phải chi phí thêm để chữa bệnh,.. Việc xem xét tăng hoặc giảm mức bồi thường do tòa án xác định theo yêu cầu của các bên
Trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Đối với bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
-Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
-Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật Dân sự. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. (Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015)
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người khởi kiện bồi thương thiệt hại phải nộp đơn và chứng cứ kèm theo đơn kiện. Ngoài ra kho Tòa tuyên án hoặc quyết định nếu không đồng ý thì có thể làm đơn kháng cáo kết quả sơ thẩm của Tòa theo thủ tục phúc thẩm. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường, trong trường hợp không đủ tuổi gây thiệt hại còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.