Đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất sẽ là cơ sở để chủ thể có thẩm quyền xem xét và chấp thuận việc áp dụng công nghệ vào sản xuất. Vậy đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất là gì?
Đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi cho chủ thể có thẩm quyền (Chủ tịch hội đồng sáng kiến Công ty) trong trường hợp muốn áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Trong đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất phải nêu được những thông tin về cá nhân viết đơn, nguyên nhân, lý do viết đơn, thông tin của công nghệ mới muốn được áp dụng vào sản xuất.
Đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất là văn bản ghi chép lại những thông tin về cá nhân viết đơn, nguyên nhân, lý do viết đơn, thông tin của công nghệ mới muốn được áp dụng vào sản xuất. Ngoài ra, đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất sẽ là cơ sở để được xem xét và chấp thuận việc áp dụng công nghệ vào sản xuất.
2. Mẫu đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–o0o—–———
Địa danh, ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
V/v: Áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Kính gửi: Chủ tịch hội đồng sáng kiến Công ty ……
– Căn cứ
Tôi tên là: …. Sinh ngày:…
Số CMND: …
Số điện thoại: …
Đơn vị công tác: …
Địa chỉ: …
Trong quá trình công tác tại đơn vị, nhận thấy năng suất chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn thấp. Công nghệ chưa được thân thiện với môi trường, tỷ lệ cạnh tranh cao, sản phẩm chưa đa dạng. Tôi làm đơn đề nghị xét công nhận sáng kiến áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức hút với thị trường tiêu thụ trong nước vào nước ngoài.
Xét thấy theo Điều 7 Hợp đồng lao động số… được ký giữa tôi với công ty quy định
“Điều 7. Sáng kiến trong công việc
…”
Tôi đề nghị: – Công ty xem xét sáng kiến áp dụng công nghệ mới vào sản xuất (áp dụng băng tải than vào dây chuyền sản xuất than).
Rất mong Chủ tịch hội đồng sáng kiến xem xét đề nghị của tôi!
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất:
Phần kính gửi của đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của chủ thể có thẩm quyền ( Chủ tịch hội đồng sáng kiến Công ty).
Phần nội dung của đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất: yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin về cá nhân viết đơn, nguyên nhân, lý do viết đơn, thông tin của công nghệ mới muốn được áp dụng vào sản xuất. người làm đơn sẽ cam kết những thông tin về những thông tin về cá nhân viết đơn, nguyên nhân, lý do viết đơn, thông tin của công nghệ mới muốn được áp dụng vào sản xuất. Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin về những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm.
Cuối đơn đề nghị áp dụng công nghệ mới vào sản xuất thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ:
4.1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
+ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ và các hình thức khác.
+ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 27 của
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh phải thực hiện theo hình thức đặt hàng.
+ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân đề xuất ý tưởng khoa học, nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Chính phủ quy định tiêu chí xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển và lĩnh vực khoa học và công nghệ; biện pháp khuyến khích đề xuất ý tưởng khoa học, nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4.2. Chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ:
Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu:
– Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;
– Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề hình thành và phát triển kinh tế tri thức;
– Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm;
-Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công nghệ;
– Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ;
– Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ;
– Khuyến khích, tạo điều kiện để hội khoa học và kỹ thuật, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động khoa học và công nghệ;
– Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nâng cao vị thế quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới.
4.3. Quyền của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ:
– Tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động khoa học và công nghệ.
– Tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác để hoạt động khoa học và công nghệ, ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ.
– Được tạo điều kiện để tham gia, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên.
– Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
– Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
– Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật.
– Góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
– Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên và tham gia giám sát việc thực hiện.
– Tham gia tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội khoa học và công nghệ; tham gia hoạt động đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo khoa học và công nghệ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.
– Được xét công nhận, bổ nhiệm vào chức danh quy định tại Điều 19 của Luật Khoa học và công nghệ 2013.
– Được khen thưởng, hưởng quyền ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
4.4. Thẩm quyền phê duyệt, ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
Được quy định cụ thể tại Điều 27, Luật Khoa học và công nghệ 2013
1. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định như sau:
– Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ 05 năm và nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hằng năm;
– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh;
– Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này tự phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở theo quy định về tổ chức và hoạt động của mình.
2. Thẩm quyền ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định như sau:
– Bộ Khoa học và Công nghệ ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh;
– Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều này ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tổng hợp, đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.