Pháp luật hiện hành đã có quy định điều chỉnh khá đầy đủ về bảo lãnh phát hành, ban hành nhiều biểu mẫu liên quan. Mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính là một trong số đó. Vậy, Mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính là gì?
Việc mua bán trái phiếu trở nên rất phổ biến ở giai đoạn hiện nay. Hiểu một cách đơn giản thì bảo lãnh phát hành trái phiếu là một phương thức phát hành trái phiếu mà ở đó các doanh nghiệp phát hành bán trái phiếu thông qua các tổ chức bảo lãnh phát hành. Để trở thành tổ chức bảo lãnh chính thì các chủ thể cần làm đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính nộp đến Kho bạc Nhà nước. Mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những ý nghĩa, vai trò quan trọng.
Mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính là mẫu biên bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích để các tổ chức thực hiện việc đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính đối với việc phát hành trái phiếu. Mẫu nêu rõ các thông tin về tổ chức, khả năng đáp ứng điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính, thông tin các loại hồ sơ gửi kèm, cam kết,… Mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính là biểu mẫu phụ lục số 06 được ban hành theo Thông 111/2018/TT-BTC hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
2. Mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính:
Phụ lục 6. Mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính
(Ban hành kèm theo Thông 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước
Căn cứ
I. Giới thiệu về tổ chức:
1. Tên đầy đủ của tổ chức:
2. Tên và mã giao dịch:
3. Vốn pháp định theo quy định:
4. Vốn điều lệ thực góp:
5. Vốn chủ sở hữu: (theo
6. Trụ sở chính:
7. Điện thoại: Fax:
8. Nơi mở tài khoản:
Số hiệu tài khoản:
9. Giấy phép kinh doanh số …… do …… (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) cấp ngày……
10. Người đại diện hợp pháp (họ tên, chức vụ, mẫu chữ ký)
10.1. Họ và tên:
10.2. Chức vụ:
10.3. Mẫu chữ ký:
II. Về khả năng đáp ứng điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính:
Chúng tôi nhận thấy chúng tôi đủ điều kiện để trở thành tổ chức bảo lãnh chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh số … do … cấp ngày …/…/…;
2. Đã thực hiện … đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán trong thời gian từ… đến…, với tổng khối lượng là…;
3. Đã xây dựng phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu theo
III. Hồ sơ gửi kèm:
1. Bản sao có công chứng giấy phép kinh doanh số … do … cấp ngày …/…/….
2. Văn bản, tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện bảo lãnh chứng khoán của tổ chức.
3.
4. Phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước đợt ….. năm ……
5. Các tài liệu khác (nếu có).
IV. Cam kết:
(Tên tổ chức) xin cam kết: chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của những nội dung kê khai trên đây và các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này.
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH
Tổng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính:
– Phần mở đầu:
+ Phụ lục 6. Mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính (Ban hành kèm theo Thông 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
+ Thông tin tổ chức đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính.
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận biên bản cụ thể là Kho bạc Nhà nước
+ Căn cứ thông báo của Kho bạc Nhà nước về việc bảo lãnh phát hành trái phiếu.
+ Giới thiệu về tổ chức đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính.
+ Thông tin về khả năng đáp ứng điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính.
+ Các loại hồ sơ gửi kèm.
+ Cam kết của tổ chức đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổng giám đốc tổ chức đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính.
4. Một số quy định về bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ:
4.1. Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ là gì?
Theo
Trái phiếu chính phủ phải là trái phiếu do Chính phủ phát hành. Phát hành trái phiếu chính phủ là một phương thức nhằm mục đích để nhà nước vay vốn (tín dụng nhà nước). Trái phiếu chính phủ sẽ ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định rằng: Bảo lãnh phát hành là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ hợp bảo lãnh phát hành bao gồm:
– Tổ chức bảo lãnh chính và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh chính.
– Tổ chức bảo lãnh phát hành và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh phát hành.
4.2. Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính:
Để trở thành tổ chức bảo lãnh chính, các tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất: Để trở thành tổ chức bảo lãnh chính, các tổ chức tài chính có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo quy định của pháp luật được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
– Thứ hái: Để trở thành tổ chức bảo lãnh chính, các tổ chức tài chính phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán.
– Thứ ba: Để trở thành tổ chức bảo lãnh chính, các tổ chức tài chính phải có phương án bảo lãnh phát hành khả thi đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.
Đây là những quy định cụ thể của pháp luật về các điều kiện để trở thành tổ chức bảo lãnh chính. Các tổ chức tài chính để trở thành tổ chức bảo lãnh chính thì cần đáp ứng đầy đủ các quy định nêu trên. Những quy định này là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo các tổ chức tài chính có thể đảm nhận được các nhiệm vụ của mình, tránh gây ra những sai sót trong việc ban hành trái phiếu Chính phủ.
4.3. Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ:
Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ bảo lãnh phát hành trái phiếu phủ được thực hiện theo quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính:
Căn cứ theo yêu cầu của từng đợt bảo lãnh phát hành, điều kiện của tổ chức bảo lãnh chính, Kho bạc Nhà nước lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cho từng đợt bảo lãnh phát hành theo đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành và đồng bảo lãnh phát hành, báo cáo Kho bạc Nhà nước chấp thuận.
Bước 2: Cung cấp các thông tin cơ bản về đợt phát hành:
Kho bạc Nhà nước sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về đợt phát hành để tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh tìm kiếm nhà đầu tư.
Nội dung cung cấp thông tin bao gồm các nội dung cơ bán sau đây:
– Khối lượng dự kiến phát hành.
– Kỳ hạn dự kiến phát hành.
– Định hướng lãi suất đối với từng kỳ hạn phát hành.
– Thời gian dự kiến phát hành.
Bước 3: Tổng hợp nhu cầu mua trái phiếu của nhà đầu tư:
Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và thành viên của tổ hợp bảo lãnh tổng hợp nhu cầu mua trái phiếu của nhà đầu tư bao gồm:
– Khối lượng dự kiến mua.
– Khối lượng mua chắc chắn.
– Lãi suất kỳ vọng đối với từng kỳ hạn gửi Kho bạc Nhà nước.
Bước 4: Đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính:
Kho bạc Nhà nước đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính về các vấn đề cụ thể sau đây:
– Khối lượng trái phiếu.
– Điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu).
– Chi phí bảo lãnh.
– Các nội dung liên quan khác cần đàm phán.
Bước 5: Ký hợp đồng bảo lãnh phát hành:
Thông qua kết quả đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính để bán trái phiếu.
Hợp đồng bảo lãnh phát hành sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng được dùng để xác nhận các quyền, nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính; quyền, nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước.
Bước 6: Phân phối trái phiếu:
Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện việc phân phối trái phiếu theo cam kết tại hợp đồng bảo lãnh.
Trong trường hợp không phân phối hết trái phiếu, tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm mua hết khối lượng còn lại.
Bước 7: Phát hành trái phiếu Chính phủ:
Khi kết thúc đợt bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà đầu tư theo danh sách do tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cung cấp.