Đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất là gì? Mẫu đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất? Hướng dẫn viết đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất?
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là gì?
Thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người chết cho người còn sống.
Đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là văn bản do người nhận thừa kế lập ra nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận, chứng thực về việc người nhận thừa kế có quyền nhận thừa kế để lại để làm căn cứ thực hiện các thủ tục liên quan đến dịch chuyển quyền sở hữu từ người để lại thừa kế sang người nhận thừa kế.
Đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được lập trong trường hợp người để lại thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không có di chúc và người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là duy nhất theo quy định của pháp luật.
Đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được lập ra nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận, chứng thực về việc người nhận thừa kế có quyền nhận thừa kế để lại để làm căn cứ thực hiện các thủ tục liên quan đến dịch chuyển quyền sở hữu từ người để lại thừa kế sang người nhận thừa kế. Chính vì vậy, đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có ý nghĩa trong giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
2. Mẫu đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản trên đất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (Trường hợp thừa kế theo pháp luật mà người thừa kế là duy nhất) Kính gửi: ……………..
| PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Vào sổ tiếp nhận hồ sơ: …..Giờ….phút, ngày…/…/….… Quyển số ……, Số thứ tự…….. Người nhận hồ sơ (Ký, ghi rõ họ tên) |
I- KÊ KHAI NHẬN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1. Người xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất:
1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):………….Năm sinh:…………
CMND số : ………..cấp ngày……/…../……/ tại Công an tỉnh……..
Họ và tên vợ (chồng) (Viết chữ in hoa) ………………Năm sinh : ……..
CMND số : ………..cấp ngày……/…../……/ tại Công an tỉnh……….
1.2. Địa chỉ (hộ gia đình, cá nhân ghi địa chỉ đăng ký hộ khẩu)….
2. Người để thừa kế quyền sử dụng đất:
2.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):……….
2.2. Địa chỉ :………..
3. Thửa đất xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng:
3.1. Thửa đất số: ……….;3.2. Tờ bản đồ số:…………….;
3.3. Địa chỉ tại: …….
3.4. Diện tích thửa đất:……….m2; 3.5. Mục đích sử dụng đất:………;
3.6. Thời hạn sử dụng đất:………;
3.7. Nguồn gốc sử dụng đất :…………
3.8. Tài sản gắn liền với đất:………………………….
3.9. Nghĩa vụ tài chính về đất đai:… ……
3.10. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
– Số phát hành:………. (Số in ở trang 1 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
– Số vào sổ cấp GCN quyền sử dụng đất:…………………; ngày cấp …../…../………………
3.11. Giấy tờ khác
4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thửa đất trên:…. …
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người để thừa kế trong việc sử dụng thửa đất mà tôi được nhận thừa kế.
……, ngày …. tháng … năm
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
II – CHỨNG THỰC CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
…………
Ngày….. tháng…. năm …..
Cán bộ địa chính
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày….. tháng…. năm …..
TM. Uỷ ban nhân dân
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất:
– Đối với đề gửi đơn:
+ Trường hợp người xin nhận thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường;
+ Trường hợp người xin nhận thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Người làm đơn (người xin nhận thừa kế) thực hiện việc kê khai các thông tin liên quan đến bản thân như sau:
+ Đối với cá nhân thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất thì ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch, địa chỉ tạm trú tại Việt Nam.
+ Đối với hộ gia đình thì ghi chữ “Hộ ông (hoặc bà)” và họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của chủ hộ gia đình, số và ngày cấp sổ hộ khẩu của hộ, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình;
+ Đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức; số hiệu, ngày và nơi ký quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; địa chỉ trụ sở của tổ chức sử dụng đất; đối với cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ theo đơn vị hành chính; đối với cộng đồng dân cư thì ghi “cộng đồng dân cư”, tên của cộng đồng dân cư đó và địa chỉ theo đơn vị hành chính;
– Người làm đơn cũng cần kê khai chi tiết những thông tin liên quan đến người thừa kế, thông tin về thửa đất để thừa kế như trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thông tin về tài sản gắn liền với đất. Trường hợp tài sản gắn liền với đất đã đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật thì ghi thông tin về tài sản như trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó.
– Người làm đơn phải ký, ghi rõ họ tên ở cuối “Phần kê khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất”; đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức; trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền).
Những vấn đề cần lưu ý
– Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người xin nhận thừa kế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
+ Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.
– Việc thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Trường hợp người xin nhận thừa kế không tiến hành đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì hiển nhiên cũng sẽ không được đăng ký vào sổ địa chính. Lúc này, việc thừa kế chưa phát sinh hiệu lực dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình sử dụng đất và phát sinh tranh chấp.
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, đồng nghĩa với không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được nhận thừa kế về giá trị quyền sử dụng đất.
Thủ tục khai di sản thừa kế
Có thể khai di sản thừa kế tại văn phòng công chứng hoặc văn phòng đăng ký đất đai như sau:
Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
– Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58
Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.
– Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. (theo Điều 95 Luật Đất đai 2013, Điều 79
– Trong trường hợp đã quá 30 ngày mà không đăng ký biến động đất đai thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.