Từ các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nhiều chị em đã mạnh dạn, tự tin khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các quy mô khác nhau. Để đăng ký tham gia ngày phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo cần mẫu đơn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký tham gia ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo là gì?
Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo Khơi dậy tinh thần và khả năng sáng tạo của phụ nữ Việt Nam, thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững.
Mẫu đơn đăng ký tham gia ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo được lập ra gửi tới đơn vị tổ chức để đăng ký tham gia cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo
Mẫu đơn đăng ký tham gia ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo thể hiện nguyện vong của phụ nữ gửi tới đơn vị tổ chức để đăng ký tham gia ngày hội phụ nữ khởi nghiệp
2. Mẫu đơn đăng ký tham gia ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
NGÀY PHỤ NỮ SÁNG TẠO NĂM …
“ ….”
ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA SẢN PHẨM SÁNG TẠO
Kính gửi: Ban Tổ chức Ngày Phụ nữ sáng tạo năm
I. THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM
1. Tên sản phẩm/giải pháp (gọi chung là sản phẩm) sáng tạo:
2. Lĩnh vực (chọn 1 trong số các lĩnh vực sau):
□ Nông – Lâm – Ngư nghiệp
□ Xã hội
□ Giáo dục và đào tạo
□ Khoa học và công nghệ
□ Thương mại – dịch vụ
□ Chính sách
□ Đời sống gia đình
□ Khác (ghi rõ) …
3. Thuyết minh về sản phẩm sáng tạo:
– Nêu rõ lịch sử, nguồn gốc của sản phẩm:
– Đối tượng hưởng lợi trực tiếp (ghi rõ là phụ nữ, cộng đồng dân cư…)
– Nội dung sản phẩm sáng tạo: Nêu rõ sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề gì của biến đổi khí hậu? Giải quyết vấn đề như thế nào? Những điểm mới, khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại đã có.
– Khả năng ứng dụng, nhân rộng của sản phẩm;
– Tính bền vững của sản phẩm;
– Hiệu quả kinh tế – xã hội của sản phẩm (trong đó nêu rõ khả năng đo lường cụ thể về kết quả của sản phẩm);
– Thời gian sản phẩm sáng tạo ra đời:
– Những thuyết minh khác
– Hình ảnh, tư liệu gửi kèm: Liệt kê cụ thể
4. Các phần thưởng, giải thưởng đã được trao tặng cho sản phẩm (xin gửi kèm bản photocopy bằng khen/giấy chứng nhận):
II. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ
1. Cá nhân:
– Họ và tên: …
– Trình độ học vấn: …
– Học hàm, học vị (nếu có): …
– Nghề nghiệp: …
– Quốc tịch: … Giới tính: Nam □ Nữ □
– Ngày, tháng, năm sinh: … Dân tộc: …
– Đơn vị công tác (nếu có): …
– Địa chỉ nơi công tác: …
– Địa chỉ liên hệ: … ; ĐT: … ; Email: …
2. Tập thể:
– Họ và tên của người đại diện nhóm tác giả: ..
– Đơn vị công tác: …
– Địa chỉ cơ quan/đơn vị: …
– Điện thoại: …
Email: …
– Địa chỉ nhà riêng: …
– Điện thoại: … Di động …
Danh sách các đồng tác giả:
STT | Họ và tên | Giới tính | Năm sinh | Nơi công tác | Chức danh trong giải pháp | Ký tên |
1 | ||||||
…. | ||||||
Tổng số: |
Tôi/Chúng tôi xin được gửi sản phẩm tham gia Ngày phụ nữ sáng tạo năm 2017. Tôi/Chúng tôi xin cam đoan sản phẩm này là của tôi/chúng tôi sáng tạo ra và chịu trách nhiệm về những nội dung trình bày trong đơn này. Tôi/Chúng tôi sẽ không yêu cầu lấy lại hồ sơ đã gửi tham dự.
… ngày ….. tháng …… năm 2017
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của đơn vị quản lý hoặc đơn vị đề cử sản phẩm tham gia Ngày Phụ nữ Sáng tạo.
Xác nhận sản phẩm này là của tác giả/nhóm tác giả …, đại diện cho phụ nữ ngành/tỉnh … tham gia Ngày phụ nữ sáng tạo năm 2017.
…. ngày … tháng … năm 2017
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn mẫu đơn đăng ký tham gia ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo:
– Ghi tiêu đề của ngày phụ nữ khởi nghiệp;
– Thông tin về sản phẩm: ghi rõ tên sản phẩm, giải pháp sáng tạo,
+ sản phẩm đó thuộc lĩnh vực nào,
+ Tuyết minh về sản phẩm:Nêu rõ lịch sử, nguồn gốc của sản phẩm,Đối tượng hưởng lợi trực tiếp (ghi rõ là phụ nữ, cộng đồng dân cư…),Nội dung sản phẩm sáng tạo: Nêu rõ sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề gì của biến đổi khí hậu? Giải quyết vấn đề như thế nào? Những điểm mới, khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại đã có.Khả năng ứng dụng, nhân rộng của sản phẩm;Tính bền vững của sản phẩm;Hiệu quả kinh tế – xã hội của sản phẩm (trong đó nêu rõ khả năng đo lường cụ thể về kết quả của sản phẩm);Thời gian sản phẩm sáng tạo ra đời; Những thuyết minh khác;Hình ảnh, tư liệu gửi kèm: Liệt kê cụ thể.
– Thông tin về tác giả:
+ Ghi rõ họ và tên theo giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, Chúng minh nhân dân, căn cước công dân;Trình độ học vấn;Học hàm, học vị (nếu có);Nghề nghiệp đang làm là gì;Quốc tịch ghi theo đúng giấy khai sinh;Giới tính nếu là nam tích vào ô nam, nếu là nữ tích vào ô nữ;Ngày, tháng, năm sinh ghi theo giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, Chúng minh nhân dân, căn cước công dân;Dân tộc ghi đúng theo giấy khai sinh;Đơn vị công tác (nếu có);Địa chỉ nơi công tác;Địa chỉ liên hệ; ĐT ; Email: …
4. Một số quy đinh phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo:
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn ….-…….” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
Nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về khởi nghiệp, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Phấn đấu đến năm 2025 đạt được các mục tiêu sau:
– 90% cán bộ Hội chuyên trách các cấp tham gia triển khai Đề án được nâng cao nhận thức, phương pháp hỗ trợ phụ nữ về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.
– 70% hội viên phụ nữ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp.
– Hỗ trợ 20.000 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp.
– Phối hợp, hỗ trợ thành lập 1.200 tổ hợp tác/hợp tác xã do phụ nữ quản lý.
– 100.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
2. Đối tượng tham gi phụ nữ khởi nghiệp là:
– Là phụ nữ, trong đó quan tâm hỗ trợ với phụ nữ có ý tưởng, có nhu cầu khởi nghiệp, các tổ hợp tác/hợp tác xã, doanh nghiệp mới thành lập do phụ nữ làm chủ. Ưu tiên phụ nữ thuộc hộ nghèo, khó khăn, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ sống tại địa bàn khó khăn, địa bàn chuyển đổi đất nông nghiệp.
3. Nhiệm vụ và giải pháp để phụ nữ tham gia khởi nghiệp sáng tạo nhiều nhất:
-Tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; vai trò, vị trí của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế.
– Xây dựng và duy trì chuyên mục về phụ nữ khởi nghiệp trên trang thông tin điện tử của Hội, trên Báo Phụ nữ Việt Nam.
– Xây dựng các mô hình thí điểm tuyên truyền tại cộng đồng ở 10 tỉnh đại diện cho vùng miền, tổng kết rút kinh nghiệm để triển khai trên diện rộng.
+ Hỗ trợ phụ nữ đổi mới sáng tạo phát triển kinh doanh và khởi nghiệp.
+ Tổ chức Ngày Phụ nữ Khởi nghiệp tại các cấp Hội Phụ nữ.
+ Lựa chọn các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh khả thi để hỗ trợ thực hiện, nhân rộng.
+ Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nữ mới thành lập.
+ Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội thông qua thiết lập cơ sở hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của các cấp Hội.
– Nghiên cứu, đề xuất chính sách, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách luật pháp hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.
– Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực thực hiện Đề án.
4. Kinh phí thực hiện:
-Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định, lồng ghép với các chương trình, đề án của Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Quy đinh về tổ chức thực hiện Đề án:
1. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm:
– Chủ trì thực hiện Đề án.
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án ở cấp Trung ương; phối hợp đồng bộ với các bộ, ngành, cơ quan trong quá trình thực hiện Đề án.
– Hướng dẫn chỉ đạo các cấp Hội ở địa phương xây dựng Đề án, kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án ở địa phương.
– Tổ chức đánh giá; sơ kết, tổng kết; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án; bổ sung, điều chỉnh hoạt động của Đề án bảo đảm phù hợp thực tế, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
– Hướng dẫn các cấp Hội huy động thêm các nguồn lực xã hội để thực hiện Đề án/kế hoạch.
2. Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được phân công có trách nhiệm phối hợp thực hiện Đề án, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong các chương trình, đề án liên quan của bộ, ngành, cơ quan.
3. Bộ Tài chính bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của
4. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án; lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong các chương trình, đề án liên quan.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
– Phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới phê duyệt Đề án/kế hoạch, tạo điều kiện để các cấp Hội thực hiện Đề án/kế hoạch, lồng ghép với các đề án, chương trình khác đang triển khai trên địa bàn.
– Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện Đề án/kế hoạch theo quy định.