Pháp luật đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định cụ thể để được nuôi trồng thủy sản lồng bè các cá nhân hay tổ chức cần làm đơn đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè là gì?
Việc nuôi trồng thủy sản lồng bè đã phát triển từ lâu và có những ưu điểm cũng như nhược điểm cụ thể, đòi hỏi Nhà nước ta phải có những chính sách cụ thể quy định về việc đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè. Ưu điểm của hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè là ở tính đa dạng hóa, ứng dụng được trên nhiều dạng địa hình và cho sản lượng cao, đáp ứng được các dự án quy mô lớn. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản lồng bè cần có kỹ thuật tốt để xây dựng khu vực nuôi trồng với lồng bè, đặc biệt với các loại lồng bè cao cấp và hiện đại, có công nghệ châu Âu. Mẫu đơn đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè được sử dụng phổ biến và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu số 26.NT: Đơn đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè là mẫu đơn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để các cá nhân hay tổ chức có nhu cầu đăng ký về việc nuôi trồng thủy sản lồng bè theo quy định của pháp luật. Mẫu đơn đăng ký cần nêu rõ thông tin cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, thông tin về chủ cơ sở, diện tích của cơ sở (ha), thông tin diện tích/thể tích nuôi trồng thủy sản (ha/m3), hình thức nuôi trồng thuỷ sản,… Mẫu đơn đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè được ban hành theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Mẫu đơn đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè:
Mẫu số 26.NT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày ….. tháng …… năm ……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN LỒNG BÈ/ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC
Kính gửi: (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh).
1. Họ tên chủ cơ sở:
2. Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân (đối với chủ cơ sở không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp:
3. Địa chỉ của cơ sở:
4. Điện thoại …….; Số Fax ……….; Email
5. Tổng diện tích của cơ sở (ha):
6. Diện tích/thể tích nuôi trồng thủy sản (ha/m3):
7. Hình thức nuôi (1):
Đề nghị …….… (tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …….. xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè/đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho cơ sở theo thông tin sau:
TT | Ao/bể/lồng nuôi (2) | Đối tượng thủy sản nuôi | Địa chỉ ao/bể/lồng nuôi (3) | Diện tích ao/bể/ lồng nuôi (m2/m3) |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
… |
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai.
CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè:
(1) Hình thức: Thâm canh/Bán thâm canh/Khác (ghi rõ hình thức nuôi).
(2) Ghi rõ vị trí, địa điểm ao/bể nuôi đối tượng chủ lực/lồng nuôi theo sơ đồ khu nuôi.
(3) Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã huyện.
3. Quy định pháp luật về thủ tục đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực:
Trình tự thủ tục đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực được quy định theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đăng ký:
– Thứ nhất: Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
– Thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
– Thứ ba: Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Cần lưu ý đối với trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp theo quy định pháp luật.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
– Cơ quan nhận hồ sơ: cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh theo quy định pháp luật hiện hành.
– Hình thức nộp hồ sơ:
+ Các cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính: các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp có đóng dấu của cơ sở. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
+ Các cá nhân, tổ chức nộp qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax): các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận:
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định pháp luật, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Các loại lồng bè được sử dụng trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản:
4.1. Các loại lồng bè truyền thống:
Lồng bè truyền thống hiện được người dân và các chủ dự án áp dụng từ rất lâu, với các nguyên liệu thô sơ được sử dụng chính như gỗ, tre, phao nhựa nâng lồng, sắt.
Cũng theo đó, lồng thủy hải sản truyền thống gồm có khung lồng bằng tre, khung lồng bằng sắt, khung lồng bằng gỗ hay lồng lưới. Cho đến nay, các loại lồng này vẫn đang được sử dụng nhiều nhất tại nước ta. Tuy chưa phải phương án mang lại hiệu quả cao nhất, nhưng lồng bè truyền thống hiện nay vẫn mang lại tính hiệu quả, cho năng suất nuôi trồng cao.
Tuy đây hiện đang là một phương pháp nuôi trồng thủy hải sản có từ lâu đời trên thế giới, nên lồng bè truyền thống vẫn có những hạn chế nhất định như:
– Lồng bè từ gỗ và tre dễ mục, mốc, gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cấu trúc kiên cố cần có của các loại lồng cá.
– Lồng bé từ sắt tuy kiên cố hơn, nhưng nặng nề, khó vận chuyển, không an toàn với môi trường, dễ bị oxy hóa, ăn mòn nước biển …
Hiện nay, để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản với định hướng bảo vệ môi trường nước, môi trường biển thì các loại lồng bè truyền thống sẽ sớm bị thay thế.
4.2. Lồng bè cao cấp từ ống nhựa HDPE:
Lồng bè cao cấp từ ống nhựa HDPE hiện chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng lồng bè cao cấp HDPE đã và đang được các chủ dự án quy mô vừa và lớn đặc biệt quan tâm. Đây là loại lồng cá được sử dụng các mô hình nuôi trồng thủy hải sản hiện đại từ các nước châu Âu cụ thể như ở các nước Na Uy, Thụy Điển, yêu cầu các chủ dự án cần có sự đầu tư tìm hiểu áp dụng và đầu tư tài chính.
Việc sử dụng lồng bè cao cấp từ ống nhựa HDPE rất phù hợp với hướng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy hải sản bền vững, các lồng cá HDPE cao cấp mang nhiều ưu điểm vượt trội mà cho đến nay vẫn đang là mô hình số một trên các quốc gia trên thế giới, cụ thể:
– Vật liệu có độ bền, tuổi thọ siêu cao, gấp rất nhiều lần so với các vật liệu truyền thống.
– Chất liệu HDPE có khả năng chống ăn mòn từ muối biển, chống ăn mòn từ các tác động môi trường và kháng tia UV cực tốt.
– Chất liệu HDPE có tính mềm dẻo, lồng bè từ ống HDPE hoàn toàn có thể thích ứng với nhiều loại địa hình, địa chất khác nhau.
– Vật liệu HDPE hiện đang rất thân thiện với môi trường, đảm bảo giữ được độ sạch cho nước.
– Lồng bè từ ống HDPE có thể sử dụng tại các khu vực hồ thủy điện có mực nước sâu.
– Tối ưu chi phí đầu tư với công suất hoạt động và sản lượng cao cho việc nuôi trồng thuỷ sản.
Một trong những ưu điểm rất lớn khi các cá nhân, tổ chức sử dụng lồng bè được sản xuất từ nhựa HDPE đó là giá thành sản phẩm trên thị trường hiện nay đã giảm rất nhiều so với trước đây. Thay vì phải nhập khẩu nguyên hệ thống lồng bè từ nước ngoài, các chủ dự án đã có thể tự mình thực hiện bằng cách học hỏi kỹ thuật và thuê các nhà thi công trong nước hoặc có thể mua trực tiếp nguyên vật liệu và ống HDPE từ các nhà sản xuất trong nước.