Để giúp phát triển ngành nuôi thủy hải sản xuất khẩu ra nước ngoài để đạt được lợi nhuận lớn nhất thì việc khảo nghiệm giống thủy sản là việc không thể bỏ qua để thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi giống thủy sản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản là gì?
Khảo nghiệm giống thủy sản là việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng của giống thủy sản, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đưa vào khảo nghiệm giống thủy sản.
Trong đó, theo quy định của Luật Thủy sản 2017 thì giống thủy sản là một loài động vật thủy sản, rong và tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản là mẫu văn bản của cơ sở đăng ký khảo nghiệm gửi tới tổng cục thủy sản để ký khảo nghiệm giống thủy sản
Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản thể hiện mong muốn của cơ sở khảo nghiệm gửi tới tổng cục thuế để được khảo nghiệm giống thủy sản về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng của giống thủy sản, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đưa vào khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định của Luật thủy sản.
2. Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản.
Tên cơ sở đăng ký khảo nghiệm: ….
Địa chỉ trụ sở chính: …
Số điện thoại: …; Số fax: … ; Email: …;
Đề nghị Tổng cục Thủy sản cho phép khảo nghiệm giống thủy sản, cụ thể như sau:
1.Tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học của loài khảo nghiệm: …
2.Cơ sở thực hiện khảo nghiệm: …
3.Địa điểm thực hiện khảo nghiệm: ….
4.Thời gian dự kiến khảo nghiệm: …
5.Hồ sơ đính kèm: ….
Chúng tôi xin cam kết thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến khảo nghiệm giống thủy sản.
…. ngày …. tháng …. năm ….
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản chi tiết nhất:
Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản được gửi lên Tổng cục thủy sản với đầy đủ nội dung như: tên cơ sở đăng ký khảo nghiệm, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại và nội dung đề nghị phải đảm bảo các nội dung sau: tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học của loài khảo nghiệm, cơ sở thực hiện khảo nghiệm, địa điểm thực hiện khảo nghiệm, thời gian dự kiến khảo nghiệm, hồ sơ đính kèm
4. Một số quy định về khảo nghiệm giống thủy sản:
Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản được quy định tại Điều 25 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật thủy sản quy định cụ thể như sau:
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bao gồm:
+ Có phòng thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định hiện hành để theo dõi, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo đề cương khảo nghiệm mà cơ sở đăng ký khảo nghiệm đã nộp cho Tổng cục thuế;
+ Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản về Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập; và khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP về hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng; và trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.
+ Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản thì các cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi; và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Do đó, điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường thì khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phải đủ điều kiện theo quy định hiện hành
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản được quy định cụ thể như sau:
Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp sau đây:
+ Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác, trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
+ Giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm;
+ Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
+ Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm;
+ Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;
+ Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;
+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng của giống thủy sản, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác, trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản được quy định cụ thể như sau:
-Tổng cục Thủy sản tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản và phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản.
-Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản bao gồm:
+Một đơn đăng ký theo Mẫu số 07.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
+Một bản chính đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 08.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
-Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1:Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP, đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Bước 3: Tổng cục Thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
Do đó, Để việc khảo nghiệp được diễn ra đúng theo mong muốn của cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản thì tổ chức cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
-Nội dung khảo nghiệm giống thủy sản như sau: Căn cứ đặc điểm sinh học từng loài thủy sản và mục đích sử dụng để xây dựng đề cương khảo nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của loài khảo nghiệm.
-Giám sát khảo nghiệm:
+Cơ quan giám sát: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm;
+Nội dung giám sát: Theo nội dung đề cương khảo nghiệm giống thủy sản được Tổng cục Thủy sản phê duyệt;
+Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, đơn vị giám sát khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả giám sát về Tổng cục Thủy sản.
-Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản; nội dung kiểm tra theo nội dung đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt.
-Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản:
+Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
Theo quy định trên, Đối với giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ bổ sung vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý:
– Luật thủy sản 2014;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật thủy sản.