Đối với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội, sự xuất hiện của hàng loạt văn phòng đại diện chi nhánh trong nước ngoài nước đem đến sự nhộn nhịp cho nền kinh tế đặc biệt là lĩnh vực khoa học công nghệ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký hoạt động KHCN của Văn phòng đại diện, Chi nhánh mới nhất là gì?
Mẫu đơn đăng ký hoạt động KHCN của văn phòng đại diện là mẫu đơn ghi thông tin văn phòng đại diện, tên cơ quan ủy quyền, trụ sở văn phòng đại diện, người đứng đầu văn phòng đại diện kèm theo nội dung đăng ký hoạt động và công nghệ của chi nhánh
Mẫu đơn đăng ký hoạt động KHCN của văn phòng đại diện là mẫu đơn dùng để đăng ký hoạt động KHCN của Văn phòng đại diện
2. Đơn đăng ký hoạt động KHCN của Văn phòng đại diện, Chi nhánh:
Tên mẫu đơn: Đơn đăng ký hoạt động KHCN của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Mẫu đơn đăng ký hoạt động KHCN của Văn phòng đại diện, Chi nhánh mới nhất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ…..
1. Tên văn phòng đại diện/chi nhánh:
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:….
Tên viết tắt bằng tiếng Việt (nếu có):….
Tên đầy đủ bằng tiếng nước ngoài (nếu có):….
Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…
2. Được ủy quyền bởi: (ghi tên tổ chức khoa học và công nghệ)
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số:…
Cơ quan cấp:… ngày cấp:…
Trụ sở chính:….
Điện thoại:… Fax:….. Email:…..
3. Trụ sở văn phòng đại diện/chi nhánh:
Địa chỉ:…
Điện thoại:… Fax:…. Email:
4. Người đứng đầu văn phòng đại diện/chi nhánh:
Họ và tên:…
Ngày sinh:…. Giới tính:……… Điện thoại:……. Email:…..
CMND:…. số ngày cấp:….. nơi cấp:….
Hộ chiếu (đối với người nước ngoài):… số ngày cấp:…. nơi cấp:…
5. Nội dung xin đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện/ lĩnh vực xin đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của chi nhánh: ghi tóm tắt (căn cứ quyết định thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn đăng ký hoạt động KHCN của Văn phòng đại diện:
– Tên mẫu đơn: Đơn đăng ký hoạt động KHCN của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
– Thông tin văn phòng đại diện/chi nhánh:
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt
Tên viết tắt bằng tiếng Việt (nếu có)
Tên đầy đủ bằng tiếng nước ngoài (nếu có)
Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có)
– Được ủy quyền bởi: (ghi tên tổ chức khoa học và công nghệ)
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số
Cơ quan cấp, ngày cấp
Trụ sở chính
Điện thoại..
– Trụ sở văn phòng đại diện/chi nhánh:
Địa chỉ
Điện thoại
– Người đứng đầu văn phòng đại diện/chi nhánh:
Họ và tên
Ngày sinh
Giới tính
Điện thoại, Email
CMND
Hộ chiếu (đối với người nước ngoài)
4. Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của Văn phòng đại diện:
Điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ
1. Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Có điều lệ tổ chức và hoạt động, mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, phương hướng và điều lệ tổ chức và hoạt động.
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ và ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo phân cấp của Chính phủ.
Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thì Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng liên ngành để thẩm định.
3. Việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam;
b) Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thành lập;
c) Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.
4. Tổ chức khoa học và công nghệ phải đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện thành lập, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
Sau khi đã đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật tại điều 8
Điều kiện thành lập và hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh được quy định tại Điều 20
1. Đăng ký lần đầu:
Điều kiện thành lập và hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP. Các tài liệu trong hồ sơ được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đơn đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh theo Mẫu 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh;
c) Tài liệu chứng minh về người đứng đầu, nhân lực, trụ sở của văn phòng đại diện, chi nhánh: áp dụng như đối với tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Bản sao (có chứng thực hợp pháp) Giấy chứng nhận và Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ chủ quản.
2. Đăng ký thay đổi, bổ sung hoặc cấp lại Giấy chứng nhận hoạt động:
Trường hợp thay đổi, bổ sung một hoặc một số nội dung ghi trong Giấy chứng nhận hoạt động hoặc Giấy chứng nhận hoạt động bị mất, rách, nát, văn phòng đại diện, chi nhánh đăng ký thay đổi, bổ sung hoặc cấp lại Giấy chứng nhận hoạt động tại Sở Khoa học và Công nghệ nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh theo quy định như đối với tổ chức khoa học và công nghệ tại Điều 7 Thông tư này.
Theo
Trình tự, thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài và tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập
1. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ theo mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức nước ngoài;
c) Lý lịch tư pháp của người đứng đầu của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài;
d) Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động;
đ) Đề án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm phần thuyết minh về sự cần thiết thành lập; tính phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam; mục tiêu, nội dung, lĩnh vực, phạm vi hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; quy mô đầu tư; dự kiến về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; phân tích tài chính (nếu có);
e) Các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này;
g) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức đặt trụ sở chính chấp thuận về địa điểm đặt trụ sở của tổ chức khoa học và công nghệ;
h) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương trong năm tài chính gần nhất của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
Tài liệu trong hồ sơ quy định tại Khoản này bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt.
Tài liệu quy định tại các điểm b, c và h Khoản này phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Trường hợp dự án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ gắn với việc đầu tư xây dựng công trình, hồ sơ kèm theo bao gồm dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
Quy định về xem xét hồ sơ
1. Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan cấp giấy chứng nhận, giấy phép có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình để làm rõ các nội dung liên quan tới hồ sơ;
b) Gửi văn bản xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với các ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động mà pháp luật có quy định điều kiện;
c) Lấy ý kiến chuyên gia hoặc thành lập Hội đồng tư vấn để xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức, cá nhân.
Thành phần của Hội đồng bao gồm nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia pháp lý có trình độ và uy tín trong các lĩnh vực liên quan.
2. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ có quy định riêng về điều kiện thành lập và hoạt động, Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Khoa học và Công nghệ) có trách nhiệm gửi văn bản xin ý kiến các cơ quan, đơn vị được giao quản lý nhà nước về lĩnh vực đó, trừ trường hợp đã xin ý kiến khi thẩm định thành lập.
Đăng ký hoạt động tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ
1. Tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam đăng ký hoạt động tại Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.
3. Tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ khi đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, đề nghị cấp giấy phép thành lập phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Trên đây là bài viết tham khảo về đơn đăng ký hoạt động KHCN của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và thủ tục đăng ký hoạt động khoa học công nghệ!