Hiện nay việc tổ chức dự thi thăng hạng hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức định kỳ theo quy định pháp luật. Khi viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp sẽ được bảo đảm một số quyền lợi như nâng lượng, nâng chức vụ,... của người đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
- 2 2. Điều kiện dự đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
- 3 3. Các trường hợp được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà không phải dự thi:
- 4 4. Thẩm quyền tổ chức cuộc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
- 5 5. Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
1. Mẫu đơn đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ THI THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Từ….. chính (hạng II) lên ….. cao cấp (hạng I)
(Ban hành kèm theo
Kính gửi: ………
Tên tôi là (Chữ in hoa):……Nam (nữ): ……….
Ngày tháng năm sinh: ………
Nơi ở hiện nay: ……….
Đơn vị công tác: ……….
Chức vụ: ……….
Trình độ chuyên môn cao nhất: ………
Ngày tháng năm được tuyển dụng vào biên chế: ………
Chức danh nghề nghiệp viên chức hiện nay: ……. mã số: ……..
Thời gian bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức hiện nay: ………..
Hệ số lương hiện hưởng: …… ngày tháng năm xếp: ……./…../……
Sau khi nghiên cứu các quy định về việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp…. cao cấp (hạng I) tại Công văn số …….. ngày… của … và các văn bản hiện hành khác, tôi tự đánh giá……….
Tôi làm đơn này kính đề nghị……. xem xét cho tôi được tham dự kỳ thi thăng hạng ……… cao cấp (hạng I).
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tài liệu gửi kèm theo đơn này gồm có: 1. . . . . . 2. . . . . . 3. . . . . . 4. . . . . . 5. . . . . . 6. . . . . . | . . .. , ngày.… tháng…. năm …. Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
|
2. Điều kiện dự đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
Căn cứ theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và
– Điều kiện về mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian công tác:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
+ Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và
– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
– Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
Lưu ý: Trong trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
– Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
Lưu ý: Trong trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng biên chế vào cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập mà đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định, làm việc ở vị trí việc làm có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương đương và thời gian đó được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng tính để làm căn cứ xếp lương cho viên chức ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Trong trường hợp có thời gian tương đương thì viên chức đó phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh nghề nghề ở hạng dưới liền kề với hạng chức danh nghề nghiệp chuẩn bị dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
3. Các trường hợp được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà không phải dự thi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì trường hợp sau đây được đặc cách xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà không cần phải dự thi: Trường hợp viên chức đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP như: mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ, có năng lực trình độ chuyên môn; đáp ứng đủ điều kiện về văn bằng chứng chỉ được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn mà không phải dự thi khi được công nhận hoặc bổ nhiệm vào chức danh có yêu cầu về hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn chức danh nghề nghiệp hiện giữ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đối với trường hợp được xét thăng hạng mà không phải thực hiện dự thi thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đó làm việc sẽ phải gửi lên người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức xem xét, quyết định việc xét đặc cách các văn bản kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh về trình độ, tiêu chuẩn của viên chức có đủ điều kiện xét thăng hạng đặc cách đã nêu trên.
4. Thẩm quyền tổ chức cuộc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì đối với mỗi hạng chức danh nghề nghiệp thì thẩm quyền tổ chức cuộc thi sẽ thuộc về các cơ quan chuyên môn khác nhau, cụ thể như sau:
– Đối với việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp hạng 1 thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức cuộc thi là Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thực hiện sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án cuộc thi và chỉ tiêu viên chức được thăng hạng;
– Đối với việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp hạng 2 thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức cuộc thi là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương thực hiện sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ và nội dung của đề án cuộc thi và chỉ tiêu thăng hạng;
– Đối với việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp hạng 3 và hạng 4 thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương sẽ quyết định về chỉ tiêu được thăng hạng chức danh nghề nghiệp và trực tiếp tổ chức hoặc phân cấp, uỷ quyền cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức cuộc thi thăng hạng hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Lưu ý: Việc phân công hoặc phân cấp cơ quan có thẩm quyền tổ chức hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội thì sẽ thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo đó, khi tổ chức cuộc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức cuộc thi hoặc xét thăng hạng thì phải lưu ý việc lập và xây dựng đề án cuộc thi hoặc xét thăng hạng bao gồm các nội dung sau:
– Nội dung về số lượng, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập theo Mẫu số 05 được ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
– Danh sách viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo Mẫu số 06 được ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
– Dự kiến về danh sách thành viên tham gia vào Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
– Điều kiện, tiêu chuẩn của các thí sinh dự thi hoặc được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
– Nội dung và hình thức của cuộc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
– Thời gian và địa điểm dự kiến tổ chức cuộc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
5. Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì người đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ giấy tờ, tài liệu sau:
– Sơ yếu lý lịch của viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
– Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
– Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức