Cơ quan nhà nước và các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ thực hiện những chủ trương bảo vệ môi trường theo đó, tại các địa bàn trên cả nước thì phải giao nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho các cá nhân, tổ chức làm chủ trì thực hiện bảo vệ môi trường theo theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường là gì?
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường là nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Công Thương quản lý, bao gồm các nội dung được quy định tại Điều 3 của Thông tư. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường được tổ chức thực hiện dưới các hình thức: Nhiệm vụ, dự án và được quy định trong Quyết định giao nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương.
Mẫu đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường là mẫu đơn dùng để tổ chức, cá nhân đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp làm cơ quan chủ trì nhiệm vụ môi trường. Trong mẫu đơn nêu rõ nhận
Mẫu đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường là mẫu đơn áp dụng cho các cá nhân hay tổ chức muốn tham gia đăng ký làm chủ trì thực hiện nhiệm vụ, đây là mẫu đơn mới được ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 06 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Mẫu đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường:
Nội dung cơ bản của đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường:
B2. ĐĐK-NVMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỦ TRÌ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường năm…………, chúng tôi:
a) ……
(Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp làm cơ quan chủ trì nhiệm vụ môi trường)
b) …….
(Họ và tên, học vị, địa chỉ cá nhân đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp làm chủ trì nhiệm vụ môi trường)
Xin đăng ký chủ trì thực hiện Nhiệm vụ môi trường :
Thuộc lĩnh vực: ……..
Thuộc Chương trình (nếu có): …….
Chúng tôi xin cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong hồ sơ này là đúng sự thật.
….., ngày……….tháng……….năm……
CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ
(Họ, tên và chữ ký)
THỦ TRƯỞNG
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ
(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường:
Nội dung cơ bản của đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường gồm:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Nơi gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Thông tin tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường
– Lĩnh vực trì thực hiện Nhiệm vụ môi trường
– Ký xác nhận
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và phù hợp với quy định hiện hành, thuộc các nội dung sau:
– Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, đề án, cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Công Thương chủ trì.
– Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường ngành công thương.
– Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với các quá trình sản xuất, phát thải đặc thù trong các lĩnh vực ngành công thương; Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho các sản phẩm hàng hóa nhằm đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trong nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.
– Xây dựng và ban hành các tài liệu, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất thải, kiểm toán chất thải, quản lý môi trường của ngành, lĩnh vực thuộc Bộ Công Thương quản lý; xây dựng và phổ biến các mô hình, điển hình tiên tiến, tiêu biểu về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực công thương.
– Thực hiện chương trình quan trắc môi trường, xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành công thương, báo cáo tác động với môi trường của các lĩnh vực ngành công thương, báo cáo môi trường chuyên đề định kỳ và đột xuất.
– Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp ngành công thương.
– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; tổ chức khen thưởng công tác bảo vệ môi trường ngành công thương.
– Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định; vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường (nếu có) và các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
– Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do các cấp có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Công Thương giao
Như vậy, nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải được xuất phát từ thực tiễn khi phát hiện môi trường đang nóng lên, từ những công tác bảo vệ được trực tiếp Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý. Xây dựng các tiêu chuẩn, ban hành các tài liệu, sổ tay hứng dẫn kỹ thuật, tổ chức kỹ thuật.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Vị trí và chức năng
Vụ Môi trường là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý về công tác bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng.
Nhiệm vụ và quyền hạn
– Chủ trì xây dựng để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền kế hoạch 5 năm và hàng năm, các chương trình bảo vệ môi trường của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai sau khi được phê duyệt.
– Xây dựng trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách về bảo vệ tài nguyên, môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, biến đổi khí hậu; chuyển giao công nghệ và phát triển năng lực bảo vệ môi trường; ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghệ mới tiết kiệm năng lượng trong ngành Giao thông vận tải.
Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng:
+ Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng và công trình, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải;
+ Quy định việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, dán nhãn năng lượng đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng;
+ Quy định điều kiện hoạt động của cơ sở kiểm định, phòng thử nghiệm bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới.
– Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng công bố hệ thống cơ sở kiểm định, phòng thử nghiệm bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các cơ sở đã công bố.
– Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đề án bảo vệ môi trường đối với dự án quy hoạch, chiến lược phát triển giao thông vận tải, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thẩm quyền của Bộ; tổ chức kiểm tra, giám sát và xác nhận việc thực hiện báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.
– Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng báo cáo đánh giá tình hình tác động môi trường của ngành Giao thông vận tải gửi cơ quan có thẩm quyền.
– Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng danh sách các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ đề nghị cơ quan có thẩm quyền trao tặng các giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường và hình thức xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
– Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế có liên quan đến bảo vệ môi trường giao thông vận tải theo phân công của Bộ trưởng.
– Tổ chức nghiên cứu kế hoạch, dự báo, cảnh báo về môi trường; hướng dẫn, tổ chức thực hiện quan trắc các tác động đối với môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thống kê và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường liên quan đến nhiệm vụ được giao.
– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phát triển bền vững giao thông vận tải về môi trường, hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố môi trường trong ngành Giao thông vận tải; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ triển khai ứng dụng công nghệ, phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường.
– Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường trong ngành Giao thông vận tải; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện.
– Tham gia thẩm định và phối hợp kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền của Bộ.
– Tham gia công tác đấu thầu các gói thầu tư vấn môi trường, công trình xử lý môi trường, mua sắm thiết bị môi trường thuộc dự án đầu tư bằng mọi nguồn vốn do Bộ quyết định đầu tư hoặc do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
– Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc lập danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ của cơ quan, cá nhân đăng ký trực tiệp quan lý nhiệm vụ môi trường, xây dựng trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách về bảo vệ tài nguyên, môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Có những biện pháp, kế hoạch, dự báo, cảnh báo môi trường thực hiện các nhiệm vụ tác động đến môi trường