Phòng vệ thương mại là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đăng ký bên liên quan vụ việc điều tra phòng vệ thương mại là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đăng ký bên liên quan vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn đăng ký bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại:
- 4 4. Quy định về bên liên quan trong vụ việc điều tra:
1. Mẫu đơn đăng ký bên liên quan vụ việc điều tra phòng vệ thương mại là gì?
Mẫu đơn đăng ký bên liên quan vụ việc điều tra phòng vệ thương mại là mẫu đơn được lập ra để ghi chép về việc đăng ký bên liên quan vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký… Mẫu được ban hành theo Thông tư 37/2019/TT-BCT của Bộ Công thương.
Mẫu đơn đăng ký bên liên quan vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới nhất dùng để đăng ký tham gia là bên liên quan của vụ việc điều tra phòng vệ thương mại
2. Mẫu đơn đăng ký bên liên quan vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới nhất:
Tên mẫu đơn: Đơn đăng ký bên liên quan vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới nhất
Mẫu đơn đăng ký bên liên quan vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới nhất.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày … tháng …. năm …..
ĐƠN ĐĂNG KÝ BÊN LIÊN QUAN
VỤ VIỆC ĐIỀU TRA PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Tên vụ việc: ………..
Mã vụ việc: ………..
Kính gửi: Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương
Tên tôi là:
Chức danh:
Công ty, đơn vị (nếu là cá nhân thì ghi rõ là “cá nhân”):
(kèm theo địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email)
Đối tượng1:
đăng ký tham gia là bên liên quan của vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nêu trên, đề nghị Cơ quan điều tra xem xét chấp thuận tư cách bên liên quan của tôi.
Tôi không có đại diện pháp lý…. hoặc … Tôi có đại diện pháp lý2 là:
(kèm theo địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email)
Người nộp đơn
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
________________
– Đối tượng: đề nghị nêu rõ theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương (ví dụ: Bên yêu cầu, bên bị yêu cầu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu nước ngoài,….)
– Trong trường hợp đăng ký có đại diện tư vấn pháp lý
3. Hướng dẫn đăng ký bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại:
Đăng ký bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2018/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ Công thương ban hành (có hiệu lực ngày 15/06/2018), theo đó:
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định tiến hành điều tra hoặc rà soát vụ việc phòng vệ thương mại, các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1, Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương có quyền đăng ký tham gia vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với tư cách là bên liên quan.
2. Cơ quan điều tra xem xét quy định thời hạn đăng ký bên liên quan trong từng vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhưng không ít hơn 20 ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của Quyết định tiến hành điều tra hoặc rà soát vụ việc phòng vệ thương mại.
3. Các tổ chức, cá nhân đăng ký theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành kèm theo Thông tư này tại Phụ lục 01, gửi tới Cơ quan điều tra trong thời hạn đăng ký quy định tại Quyết định tiến hành điều tra hoặc rà soát vụ việc phòng vệ thương mại.
4. Sau khi nhận được Đơn đăng ký bên liên quan, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xác nhận chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức, cá nhân là bên liên quan của vụ việc trong thời hạn 07 ngày làm việc. Trong trường hợp không chấp thuận tổ chức, cá nhân là bên liên quan, Cơ quan điều tra nêu rõ lý do.
5. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không đăng ký tham gia bên liên quan trong thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này, Cơ quan điều tra có quyền không chấp thuận các tổ chức, cá nhân đó là bên liên quan của vụ việc, trừ trường hợp các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, điểm đ khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương và Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa bị điều tra trong vụ việc chống trợ cấp tại điểm d khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương.
6. Các tổ chức, cá nhân được chấp thuận là bên liên quan có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trên đây là tư vấn về đăng ký bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Thông tư 06/2018/TT-BCT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
4. Quy định về bên liên quan trong vụ việc điều tra:
Bên liên quan trong vụ việc điều tra được quy định tại tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:
1. Bên liên quan trong vụ việc điều tra bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam bị điều tra;
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
– Hiệp hội nước ngoài có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;
– Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;
– Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
– Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự;
– Hiệp hội trong nước có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự;
– Tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ việc điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra hoặc tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được Cơ quan điều tra chấp thuận để trở thành bên liên quan trong vụ việc điều tra.
3. Bên liên quan trong vụ việc điều tra được tiếp cận thông tin, tài liệu mà bên liên quan khác đã cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật này.
Theo đó, Khoản 2 Điều 75 của Luật này quy định như sau:” Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra và những người có quyền tiếp cận thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu theo yêu cầu của bên cung cấp thông tin, tài liệu”.
Trên đây là nội dung quy định về bên liên quan trong vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại được quy định tại Điều 70 Luật quản lý ngoại thương 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:
1. Tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có
3. Thời hạn điều tra được quy định như sau:
– Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được kết thúc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng;
– Việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ được kết thúc trong thời gian 09 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 12 tháng.
4. Việc tham vấn trong quá trình điều tra được thực hiện như sau:
– Trong quá trình điều tra, các bên liên quan trong vụ việc điều tra được quyền trình bày bằng văn bản với Cơ quan điều tra các thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra;
– Cơ quan điều tra có trách nhiệm tạo cơ hội tham vấn cho các bên liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản này;
– Trước khi công bố kết luận điều tra cuối cùng, Cơ quan điều tra có thể tổ chức tham vấn công khai nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan trình bày thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra.
5. Trách nhiệm
– Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho Chính phủ của nước có tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu có liên quan và các bên liên quan khác về việc tiến hành điều tra;
– Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo công khai kết luận điều tra sơ bộ, kết luận điều tra cuối cùng, chấp thuận cam kết cũng như việc chấm dứt điều tra tới các bên liên quan trong vụ việc điều tra;
– Cơ quan điều tra thực hiện các nghĩa vụ thông báo khác theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Về cơ quan diều tra
Cơ quan điều tra do Chính phủ thành lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ, tài liệu;
– Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra hoặc không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
– Tổ chức điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
– Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; thay đổi biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở kết luận điều tra và kết luận rà soát;
– Tiến hành rà soát biện pháp phòng vệ thương mại;
– Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương chấm dứt điều tra, chấm dứt áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
– Chủ trì tham gia giải quyết tranh chấp tại các cơ chế song phương và đa phương trong việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
– Chủ trì hỗ trợ, ứng phó các vụ việc do nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
– Chủ trì xây dựng phương án và đàm phán bồi thường trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam;
– Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
– Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra.
Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;